Trong các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống (sử dụng oxy trong lò đốt), nước làm lạnh thường bị nhiễm kim loại nặng và chất bôi trơn nên không được tái sử dụng, và được thải bỏ ra bên ngoài cùng với nước thải từ các nguồn khác nhau.
Trung bình sản xuất một tấn sản phẩm sẽ thải ra khoảng 80m3 nước thải. Nước thải này nhiệt độ rất cao vì có hòa trộn nước làm mát. Thành phần của nước thải từ ngành luyện gang thép rất khó xử lý bao gồm nhiều hoá chất độc hại như phenol, xyanua, ammonia, dầu, kim loại nặng, và một số chất hữu cơ khác.
Nồng độ của một số chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất thép, theo tính toán của WB/UNEP/UNIDO/WHO từ các nhà máy luyện gang thép trước năm 1999.
- Tổng chất rắn lơ lửng 4000-7000mg/l
- Xyanua 15mg/l
- COD (nhu cầu oxy hóa học) 500mg/l
- Kẽm 35mg/l
- Chì 8mg/l
- Cadimi 0,4 mg/l
- Crom 5 mg/l
Ảnh hưởng của nước thải công nghiệp sản xuất sắt, thép
Là độc chất đối với cá và thực vật nước vì nó tiêu diệt các sinh vật phù du. Gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của nước. Tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa. Với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học. Ngoài ra, nước thải công nghiệp sản xuất thép còn gây ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh, gây tác động xấu đến chất lượng cây trồng, vật nuôi canh tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng còn làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
Mặc khác, nước thải công nghiệp sản xuất thép còn gây một số tác động sức khỏe con người như các chất độc hại trong nước thải nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sau một thời gian sẽ ngấm vào đất và nước ngầm. Theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người cũng như sinh vật ở vùng lân cận. Gây nhiễm độc mãn tính.