Thực trạng của Việt Nam nước thải ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc xử lý nước thải hộ gia đình vẫn chưa được quan tâm đúng mức và điều này có thể gây nên những hậu quả rất khó lường. Người ta chỉ xử lý nước thải phân, nước tiểu mà bỏ qua những loại nước thải khác thậm chí còn nguy hiểm hơn. Các loại nước thải không xử lý này được đổ trực tiếp ra sông và do đó làm ô nhiễm nước sông vốn là nguồn cung cấp nước sạch cho con người.
Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng trại có chứa phân, nước tiểu, thực phẩm thừa, chất thải chăn nuôi gọi là nước đen. Hàm lượng các chất hữu cơ BOD (nhu cầu ôxy sinh học) và các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho trong nước đen rất cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt (nước giếng khơi, ao hồ) gây mùi hôi thối, không những thế trong nước đen còn tồn tại các loại vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh gây bệnh, các ấu trùng trứng giun rất dễ gây nguy hiểm đến con người.
Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến, giặt rửa…. loại nước thải này chủ yếu chứa các chất cặn lơ lửng, các chất tẩy, dầu mỡ, các hóa chất vô cơ và hữu cơ khác được gọi là nước xám. Trong loại chất thải này thường chứa nhiều hợp chất hóa học độc hại, rất dễ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước xám cũng chứa nhiều vi trùng gây bệnh.
Nguyên nhân chúng ta cần xử lý nước thải
Theo nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực vi phạm bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt 130 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để, không tiến hành các biện pháp ngăn chặn hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động tùy theo mức độ vi phạm.
Như vậy, thực trạng trên không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm chậm quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vì thế việc đầu tư các công nghệ xử lý ô nhiễm như xử lý nước thải, xử lý khí thải hay chất thải rắn .vv..là điều mà các doanh nghiệp nên thực hiện.
Tiêu chí nào để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Hiệu quả xử lý của công nghệ: phải đảm bảo được mức độ cần thiết làm sạch của nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
Chi phí: phải tiết kiệm được đất xây dựng và chi phí đầu tư phải hợp lý.
Điều kiện khí hậu: phải phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
Công nghệ: phải an toàn và thân thiện với môi trường. Mặt khác có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến việc tiết kiệm năng lượng và có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.
Việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng: phải phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.