Tac hai cua Mangan doi voi toi suc khoe va sinh hoat cua con nguoi
Tác hại của Mangan đối với tới sức khỏe và sinh hoạt của con người

Tác hại của Mangan đối với tới sức khỏe và sinh hoạt của con người

1. Tác hại của nước nhiễm Mangan đối với sinh hoạt

Mangan khi tiếp xúc với oxi sẽ bị oxy hóa tạo thành mangan dioxit (MnO2) làm cho nước có màu nâu đen và có mùi tanh của kim loại, gây mất cảm quan.

Mangan thường gây ra cặn ố bẩn trên các thiết bị, vì vậy, sử dụng nước hằng ngày để lau rửa, giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn sẽ hình thành những vết ố bẩn màu nâu, đen trên quần áo do quá trình oxy hóa gây ra.

Mangan trong nước gặp clo sẽ tạo kết tủa cặn bám dioxit mangan và có thể gây tắc đường ống.

Tac hai cua Mangan doi voi toi suc khoe va sinh hoat cua con nguoi

2. Ảnh hưởng của nước nhiễm Mangan đối với sức khỏe

Mangan có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+). Nếu ở hàm lượng nhỏ dưới 0,1mg/lít thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng mangan cao từ 1-5mg/lít sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể.

Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Khi hít phải Mangan với lượng lớn có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh.

Mn đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều Mg trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm Mangan.

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm Mangan trong thời gian dài, nhiễm độc mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường. Với khả năng không gây ung thư ở người nhưng Mangan vẫn có tác động xấu tới cơ thể con người chúng ta.

3. Tiêu chuẩn cho phép đối với Mangan trong nước

Sự có mặt của mangan ở nồng độ thấp trong các nguồn nước tự nhiên là cần thiết cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, mangan lại gây ra nhiều tác động tiêu cực. Dựa trên những số liệu về nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mangan, các tổ chức và quốc gia đã đưa ra các tiêu chuẩn về mangan trong nước ăn uống khác nhau.

Lượng Mangan cho phép đưa vào cơ thể trong các nguồn thực phẩm, nước uống và không khí tính theo ngày là:

Nồng độ trung bình
(mg/kg)
Khoảng giới hạn
(mg/kg)
Thức ăn 3,0 2 – 7
Nước uống 0,05 0 – 1
Không khí 0,02 0 – 0,029

Theo WHO nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l.

Ở Việt Nam theo QCVN 01: 2009/BYT thì nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,3mg/l.

4. Phương pháp xử lý, loại bỏ Mangan trong nước

Phương pháp làm thoáng:

Nguyên lý là làm giàu oxi cho nước để chuyển Mn2+ thành Mn4+ kết tủa.

Phương pháp này bao gồm nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng giàn mưa hay quạt gió, làm thoáng đơn giản bề mặt lọc, làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên hoặc cưỡng bức (giàn mưa có quạt gió và có áp lực đẩy nước), pH tối ưu cho phản ứng oxy hóa khử mangan là từ 8,5 – 9,5.

Khử Mn bằng hóa chất: đối với nguồn nước tồn tại nhiều chất như H2S, NH3 hoặc tạp chất hữu cơ thì lượng oxi thu được nhờ làm thoáng không đủ để oxy hóa hết Mangan thì ta phải dùng hóa chất. Hóa chất thường dùng là Clo, KMnO4, H2O2.

Phương pháp điện phân:

  • Dùng vi sinh vật
  • Một số phương pháp không phổ biến: điện keo tụ, tuyển nổi
  • Sử dụng vật liệu lọc: cát đen, cát xanh mangan khử sắt và mangan, vật liệu đa năng ODM – 2F, than hoạt tính
  • Sử dụng máy lọc nước chuyên dụng cho gia đình

Email us

Zalo

0944171661