Quy trinh xet nghiem nuoc sinh hoat dung chuan theo quy dinh
Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt đúng chuẩn theo quy định

Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt đúng chuẩn theo quy định

1. Lý do bạn cần phải xét nghiệm nước sinh hoạt

Nước là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của con người và các loài động thực vật trên trái đất.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tốc độ phát triển của đô thị hóa khiến bộ mặt dân cư thay đổi theo hướng hiện đại thì bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong thành phần của nước có nhiều chất độc hại, kim loại nặng, mầm bệnh ….

Do đó, chúng ta cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất để có những biện pháp thông minh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đồng thời, việc xét nghiệm nước sinh hoạt sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện những mối nguy hiểm có trong thành phần của nước và phòng tránh được những hậu quả không đáng có của ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Quy trinh xet nghiem nuoc sinh hoat dung chuan theo quy dinh

2. Quy trình xét nghiệm nước sinh hoạt

a. Chai chứa mẫu: Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy) hoặc thủy tinh.

b. Vị trí lấy mẫu

Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút.

Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.

c. Dung tích mẫu

Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.

Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.

Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).

Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa
trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.

d. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit

Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả lọ lẫn nút trước khi lấy mẫu.

Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.

Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí) và đậy kín nắp.

Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5 độ C trong khi đưa đến phòng xét nghiệm.

e. Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý

Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn.

Cho nước vào đầy chai, đậy kín nắp.

f. Bảo quản mẫu

Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.

Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng xét nghiệm để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.

Email us

Zalo

0918945839