Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là thước đo để đánh giá đúng chất lượng thực phẩm. Vậy bạn đã biết những quy định liên quan đến việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ này chưa? Cùng QCVN tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
Tại sao phải kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ?
Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ được xem là thước đo đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất cũng như đưa sản phẩm ra thị trường trước khi đến tay người tiêu dùng.
Theo Thông tư 19/2012/TT – BYT của Bộ Y Tế và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm quy định: Doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm thực phẩm phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ, bắt buộc phải thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần sau khi đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Trong hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp nếu muốn được cấp phép hoạt động cần phải đính kèm kế hoạch kiểm nghiệm định kỳ để mô tả chính xác tần suất và nội dung kiểm nghiệm thực phẩm định kì theo như quy định Nhà nước.
Ngoài ra, kiểm nghiệm định kỳ còn giúp các bộ phận kỹ thuật sớm phát hiện sự bất thường, sai sót xảy ra trong dây chuyền, quy trình sản xuất theo thời gian để kịp thời điều chỉnh phương pháp và áp dụng công nghệ mới phù hợp. Mục đích là để bảo đảm chất lượng thành phẩm và giữ vững sự uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Căn cứ vào Thông tư 19/2012/TT-BYT: Điều 12, 13 – Chương IV quy định, cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động ở trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực hiện đúng pháp luật về ATTP, chế độ kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố.
Thông tư quy định, sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và đã được cấp “Giấy tiếp nhận công bố hợp quy” hoặc “Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm”, doanh nghiệp đó sẽ luôn chịu sự giám sát bởi Chi cục An toàn thực phẩm tại địa phương về kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ thông qua những cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất và kinh doanh.
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp chưa kịp thời thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm, khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện sẽ bị xử phạt theo những quy định trong Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000đ – 15.000.000đ nếu phát hiện sai phạm.
Tiêu chí kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Kiểm nghiệm thực phẩm định kì cần đáp ứng được 3 tiêu chí cơ bản:
- 06 tháng/ lần đối với sản phẩm thực phẩm của cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- 01 năm/ lần đối với sản phẩm thực phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000,GMP, hoặc tương đương.
- 02 năm/ lần đối với sản phẩm thực phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Toàn bộ quy trình kiểm nghiệm định kỳ sẽ được thực hiện theo 3 bước cơ bản:
Bước 1: Lấy mẫu kiểm nghiệm
Cá nhân, tổ chức chủ động gửi mẫu đến cơ quan, hay phòng thí nghiệm có năng lực để thực hiện.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
Doanh nghiệp yêu cầu kiểm tra thực phẩm theo các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã được công bố trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành.
Bước 3: Công bố kết quả kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Kết quả kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn VILAS 357 & tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA, điều này đồng nghĩa với phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và phải có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả.