Sự hình thành và phát triển của nhiều khu công nghiệp hiện nay dẫn đến nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân xung quanh nơi đó. Điều đáng lo ngại là không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện việc xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. Vậy nên, ở bài viết này, QCVN xin chia sẻ với bạn đọc vai trò và quy định của việc quan trắc nước thải công nghiệp quan trọng như thế nào. Cùng đón đọc nhé!
Vai trò của quan trắc nước thải công nghiệp
Với số lượng nhà máy sản xuất lớn hiện nay ở nước ta, mỗi ngày có đến hàng chục m3 nước thải xả ra môi trường. Để kiểm soát chất lượng nguồn nước, các chủ đầu tư bắt đầu lắp đặt hệ thống quan trắc thải tự động và liên tục. Nhược điểm lớn nhất của những trạm quan trắc này chỉ theo dõi 4 thông số gồm pH, COD, TSS và DO nên các số liệu, thông số gửi về Sở Tài nguyên – Môi trường chưa thật sự chính xác. Việc các số liệu sai số quá nhiều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của doanh nghiệp.
Hiện nay, các thiết bị quan trắc nước thải công nghiệp được đầu tư đồng bộ và cải tiến hơn để thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát môi trường. Đặc điểm nổi bật của các trạm quan trắc này có hệ thống camera giám sát và thiết bị lấy mẫu hoàn toàn tự động. Do đó, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp luôn thực hiện tốt công tác kiểm tra và kiểm soát nguồn nước ô nhiễm. Nhờ vậy khi có thông số vượt quá ngưỡng cho phép thì hệ thống này sẽ cảnh báo bằng email.
Trong thời gian qua, vì công tác quan trắc nước thải công nghiệp thực hiện có hiệu quả nên môi trường và xã hội tiết kiệm thời gian, chi phí trong suốt quá trình thanh tra, kiểm tra. Những số liệu quan trắc nước thải tự động làm nguồn cơ sở quan trọng phục vụ tối đa về công tác quản lý và xử lý môi trường.
Những quy định về quan trắc nước thải công nghiệp
Căn cứ nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định một số điều của công tác quan trắc môi trường gồm:
- Các đối tượng nằm trong phạm vi lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải công nghiệp tự động gồm thiết bị quan trắc, thiết bị lấy mẫu, lắp đặt camera theo dõi để truyền số liệu về Sở Tài nguyên – Môi trường quản lý.
- Camera giám sát phải được hiệu chỉnh, thử nghiệm, kiểm định theo đúng quy định pháp luật của Khoa học và công nghệ theo đúng tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
- Phải lắp đặt hệ thống quan trắc trước khi đưa dự án đi vào hoạt động.
Thông số quan trắc nước thải công nghiệp của một số ngành
Để công tác quan trắc nước thải công nghiệp đạt hiệu quả cao cần phân loại và xác định từng chỉ tiêu cụ thể trong từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể.
Phân tích nước thải công nghiệp ngành may mặc, dệt nhuộm
Đối với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13-MT:2015/BTNMT của nước thải dệt nhuộm gồm các thông số nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Xyanua, Clo dư, Cr và chất hoạt động bề mặt.
Phân tích nước thải công nghiệp ngành giấy và bột giấy
Đối với nước thải này thì áp dụng QCVN 12:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy gồm 8 thông số đặc trưng: nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX) và Dioxin.
Phân tích nước thải công nghiệp ngành sản xuất thép
Nước thải này áp dụng theo QCVN 52:2017/BTNMT về nước thải công nghiệp gồm 24 thông số đặc trưng như nhiệt độ, độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, tổng Xyanua, tổng phenol, tổng dầu mỡ khoáng, Amoni, tổng Nito, tổng Photpho, S2-, F-, Hg, Cr6+, Cr, Pb, Cd, Cu, Zn, Ni, Mn và Fe.
Để đánh giá tổng thể mức độ nguy hại của nguồn thải, bạn cần chú ý lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo đúng tần suất và thời gian trong năm. Và để thuận lợi hơn trong việc thực hiện thủ tục hồ sơ môi trường, bạn cần hoàn thiện đầy đủ công tác quan trắc nước thải công nghiệp.
Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay QCVN – đơn vị đơn vị đạt chuẩn trong phân tích nước thải được Bộ Y tế chứng nhận để được hỗ trợ.