Phuong phap xu ly nuoc nhiem sat ban nen biet
Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bạn nên biết

Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bạn nên biết

1. Nước nhiễm sắt là gì?

Nước có hàm lượng sắt cao hơn 0.5 mg/l thường có mùi tanh khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng, nước thường đục là biểu hiện của nước nhiễm sắt.

2. Tác hại của nước nhiễm sắt

Sắt có mặt cả trong nước mặt và nước ngầm. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên rất dao động, tuỳ thuộc vào nguồn nước cũng như thành phần địa chất khu vực dòng nước chảy qua. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào độ pH và sự có mặt của một số chất như cacbonat, CO2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước, chúng sẽ oxy hoá hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa.

Nước chứa sắt không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Những nguồn nước này khi tiếp xúc với oxi không khí trở nên đục và tạo cảm quan không tốt đối với người sử dụng, do sự oxi hoá Fe2+ thành Fe3+, tồn tại dưới dạng kết tủa keo.

Nước có hàm lượng sắt cao hơn 0.5 mg/l thường có mùi tanh khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng, nước thường đục, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, sản xuất: làm ố vàng quần áo khi giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp…các cặn sắt kết tủa có thể làm tắc hoặc làm giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nước.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0.5mg/l.

Phuong phap xu ly nuoc nhiem sat ban nen biet

3. Tình trạng nước nhiễm sắt ở Việt Nam

Hiện nay đa số các mẫu nước giếng khoan nhiễm sắt gấp nhiều lần cho phép. Đặc biệt ở các khu vực Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức với hàm lượng sắt gấp từ 2- 13 lần so với quy chuẩn cho phép dành cho nước ăn uống và sinh hoạt.

Kết quả xét nghiệm một số mẫu nước giếng khoan ở khu vực Ba La- Hà Đông cho thấy hàm lượng sắt vượt quá 10 so với quy chuẩn cho phép.

Với mẫu nước giếng ở Hoài Đức, hàm lượng sắt gấp 7 lần so với quy chuẩn cho phép và Amoni gấp 2 lần.

Nước giếng ở Thanh Trì là có chất lượng kém nhất, không chỉ nhiễm sắt với hàm lượng gấp 13 lần mà chỉ tiêu amoni và Nitrit cũng bị nhiễm với hàm lượng gấp 2 đến 3 lần cho phép.

4. Một số phương pháp khử sắt

  • Khử bằng hoá chất như clo, kali permanganat, H2O2, vôi, trao đổi cation, điện phân, dùng vi sinh vật…
  • Sử dụng vật liệu học như cát đen, cát xanh mangan khử sắt, hạt Birm, vật liệu đa năng ODM-2F, cát thạch anh và sỏi đỡ, than hoạt tính…
  • Tuỳ theo quy mô và nồng độ sắt mà chọn phương pháp loại bỏ phù hợp.
  • Xử lý nước ngầm có hàm lượng sắt cao ( hàm lượng sắt > 10 mg/l ) dùng công nghê xử lý kết hợp các phương pháp làm thoáng, lắng tiếp xúc và lọc là phương pháp tối ưu nhất, phù hợp cho quy mô công nghiệp hay các nhà máy xử lý nước lớn.
  • Ở hộ gia đình, có thể sử dụng phương pháp làm thoáng đơn giản và lọc, hoặc khử sắt bằng NAOH, H2O2, than hoạt tính…

Email us

Zalo

0944171661