Phan tich thanh phan nuoc thai do thi
Phân tích thành phần nước thải đô thị

Phân tích thành phần nước thải đô thị

Nước thải đô thị là gì?

Nước thải đô thị là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các nguồn nước thải phát sinh trong đô thị. Và nguồn nước thải này có 04 thành phần chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.

Phân loại nước thải sinh hoạt

  • Nước thải sinh hoạt (50 – 60%): Là nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, trường học, khu thương mại,… như: tắm rửa, ăn uống, vệ sinh hay các hoạt động bài tiết của con người,… Nguồn nước thải này thường chứa rất nhiều các tạp chất khác nhựa với 52% là các chất hữu cơ và 48% còn lại là các chất vô cơ và các vi khuẩn gây bệnh.
  • Nước thải sản xuất (30 – 36%): Hay còn gọi là nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy hay xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính của loại nước thải này là các chất hữu cơ, chất vô cơ và còn chất dầu mỡ, các hợp chất lơ lửng, các chất kim loại nặng,…
  • Nước thải thấm qua (10 – 14%): Đây là nước mưa thấm vào các hệ thống cống rãnh bằng nhiều cách khác nhau như là thông qua các khớp nối, các ống hoặc các thành của hố gas,…

Phan tich thanh phan nuoc thai do thi

Đặc điểm của nước thải đô thị

  • Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu cũng như là đặc trưng riêng của thành phố như: số lượng dân cư, số lượng các nhà máy đang hoạt động,…
  • Tính chất và lưu lượng thường sẽ thay đổi theo mùa cũng như là giữa các ngày đi làm và các ngày nghỉ.
  • Lượng cát trong nước thải nhiều nên thường sẽ phải có bể lắng cát riêng.
  • Do khối lượng xử lý lớn nên lượng bùn thải tạo ra nhiều nên cũng đòi hỏi phải có một hệ thống xử lý bùn riêng.
  • Do là nguồn thải hỗn hợp của nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… nên thành phần ô nhiễm khá phức tạp và khó xử lý.

Thành phần của nước thải đô thị

Hàm lượng BOD có trong nước thải sau khi được xử lý sơ bộ

  • Hệ thống thoát nước riêng từ 50 – 70g
  • Hệ thống thoát nước chung từ 60 – 80g
  • Và khoảng 1/3 chất ô nhiễm này là ở dạng hòa tan còn 2/3 tồn tại dưới dạng hạt. Chất ô nhiễm dạng hạt này thì có thể lắng gạn hoặc không nhưng phần trăm tỷ lệ chất ô nhiễm lắng gạn được ở hệ thống thoát nước chung cao hơn ở hệ thống riêng.

Tỉ lệ COD:BOD

Tỉ lệ này của nước thải đô thị nằm trong khoảng từ 2 – 2,5. Do đó, việc cấp thiết là phải có biện pháp lắng đọng sơ bộ để loại bỏ các chất ô nhiễm có thể lắng gạn được trong nước thải. Điều này sẽ giúp làm giảm tỷ lệ COD:BOD xuống dưới 2 để việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học mới có hiệu quả cao.

Nguyên tố vi lượng

Khi phân tích nước thải đô thị thì cần phải lưu ý đến các nguyên tố độc hại là các kim loại nặng như: kẽm, đồng, chì, cadimi, niken, thủy ngân,… Và các hàm lượng này có trong nước thải thường ít hơn 9mg/l. Tuy nhiên thì hàm lượng nguyên tố vi lượng trong ống dẫn cũng có tỉ lệ cao hơn trong các môi trường tự nhiên.

Các chất hoạt động bề mặt

Các chất này có thể là xà phòng, bột giặt hay các chất tẩy rửa,… và gây ra khó khăn không nhỏ cho các trạm xử lý nước thải có rêu.

Nito

Trong nước thải đô thị thì nồng độ tổng –N sẽ nằm trong khoảng từ 15 – 20% của nồng độ BOD5. Và phần bổ sung hàng ngày của chất này sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 15g/người.

Photpho

Phần bổ sung hàng này của photpho rơi vào khoảng 4g/người.

Email us

Zalo

0918945839