Phan tich nuoc thai y te va quy trinh xu ly nuoc thai dat chuan
Phân tích nước thải y tế và quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn

Phân tích nước thải y tế và quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu vì là tác nhân nguy hiểm trong việc làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có phương pháp xử lý thích hợp. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải y tế đạt chuẩn để có thể sẵn sàng xây dựng được một hệ thống xử lý nước thải y tế phù hợp nhất cho cơ sở của đơn vị mình.

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn (≥10mm) nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong quá trình vận hành.

Hố thu gom thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu gom bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.

Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí, sau đó nước thải được chuyển sang cụm Module AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.

Tại cụm module AAO, trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… sau đó chuyển sang ngăn Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD, cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic (Aerobic) để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.

Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng.

Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng. Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại ngăn Anoxic để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Nước thải y tế sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT. Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được hút đem đi chôn lấp.

Phan tich nuoc thai y te va quy trinh xu ly nuoc thai dat chuan

Quy trình xử lý nước thải y tế

Để đảm bảo chất lượng môi trường và cân nhắc đến lợi ích khách hàng, Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam cùng với đội ngũ kỹ sư, giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án hợp lý nhất cho mỗi khách hàng, với mỗi loại nước thải khác nhau.

Mỗi quy trình xử lý nước thải của từng bệnh viện phải phù hợp với điều kiện của bệnh viện, phù hợp với điều kiện mặt bằng và quy định của nhà nước.
Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam luôn hướng đến các tiêu chí: Đảm bảo về chất lượng hệ thống xử lý, quy trình xử lý và nước thải đầu ra đạt yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Đảm bảo hồ sơ pháp lý rõ ràng, minh bạch và đạt yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Đảm bảo chi phí, giá thành hợp lý nhất cho bệnh viện. Từ chi phí đầu tư, chi phí quản lý đến giá thành vận hành xử lý.

Đảm bảo tối ưu diện tích hệ thống xử lý, sử dụng hiệu quả và hợp lý mặt bằng bệnh viện.

Đảm bảo thiết kế mỹ quan, xanh – sạch – đẹp cho công trình xử lý nước thải bệnh viện.

Đảm bảo hệ thống, chính sách bảo hành, bảo dưỡng tối ưu cho bệnh viện.

Đảm bảo chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì, bảo dưỡng một cách đầy đủ và chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Email us

Zalo

0944171661