Phan tich nuoc thai nhung tieu chuan danh gia do o nhiem
Phân tích nước thải những tiêu chuẩn đánh giá độ ô nhiễm

Phân tích nước thải những tiêu chuẩn đánh giá độ ô nhiễm

Nước bị ô nhiễm sẽ gây nên nhiều bệnh dịch nguy hiểm với con người. Ngoài ra, khi sử dụng nước ô nhiễm để ăn uống, lượng hóa chất hòa tan trong nước tích tụ lâu dài trong cơ thể khiến bệnh ung thư bùng phát rộng rãi trong cả cộng đồng. Vì vậy, để xác định nước đó có bị ô nhiễm không, bạn nên tiến hành phân tích nguồn nước thải thải ra môi trường. Đâu sẽ là những tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước? Cùng QCVN tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Tổng quan về nước thải

Khái niệm nước thải

Là chất lỏng thải ra sau do quá trình sử dụng nước của con người, dẫn đến sự thay đổi về tính chất ban đầu của nước.

Các loại nước thải

Nước thải được phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh của chúng. Nguồn phát sinh của nước thải sẽ làm căn cứ để xác định phương pháp và công nghệ xử lý nước thải.

Hiện nay, nước thải được phân ra làm 4 loại. Cụ thể:

  • Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các khu dân cư, từ hoạt động sống và sinh hoạt hằng ngày của người dân, từ các hoạt động thương mại, trường học, nhà hàng, ăn uống, các phân xưởng sản xuất công nghiệp…
  • Nước thải công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các khu công nghiệp.
  • Nước thải tự nhiên: Là lượng nước phát sinh từ thiên nhiên. Nước mưa được coi là nước thải tự nhiên và thường được thu gom theo hệ thống thoát nước.
  • Nước thải đô thị: Là cách gọi chung để chỉ chất lỏng thoát ra từ các hệ thống thoát nước, cống rãnh, mương nước từ các thành phố. Thành phần của nước thải đô thị có thể bao gồm 1 hoặc nhiều loại nước thải đã nêu ở trên.

Các quy chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước

Có 2 quy chuẩn đối với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt như sau:

  • QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn áp dụng cho nước thải sinh hoạt.
  • QCVN 40-2011/BTNMT: Quy chuẩn áp dụng cho nước thải công nghiệp.

Phan tich nuoc thai nhung tieu chuan danh gia do o nhiem

Phân tích nước thải: Các chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá chất lượng nước thải, người ta căn cứ vào các chỉ số phân tích nước thải từ vật lý, hóa học đến sinh học để đưa ra kết luận. Các thông số về chỉ tiêu này sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước hoặc tính hiệu quả trong các phương pháp xử lý nước thải.

Các chỉ số vật lý

Nhiệt độ nước thải

Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ của nước ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và nhiệt độ môi trường chung của khu vực. Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt chỉ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường. Nhưng nhiệt độ nước thải công nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình sản xuất và đặc tính của ngành đó.

Ví dụ, nước thải của nhà máy nhiệt điện hoặc các nhà máy sản xuất gang thép… thì sẽ có nhiệt độ rất cao so với nhiệt độ môi trường. Nguồn nước thải có nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của các loại sinh vật. Tuy nhiên, tùy vào từng vị trí địa lí và khí hậu của từng khu vực và nhiệt độ của nước thải có thể có lợi hoặc có hại. 

Màu sắc nước thải

Nước thải sau khi sản sinh ra thường sẽ có màu đen, nâu đối với nước thải sinh hoạt. Riêng đối với nước thải sản xuất sẽ có một số màu sắc đặc trưng do hóa chất, tính chất sản xuất mang lại.

Màu của nước thải được phân ra theo màu tự nhiên. Có rất nhiểu cách để xác định màu của nước, thong thường sử dụng Clorophantinat coban để làm mẫu chuẩn khi so sánh màu.

Độ đục của nước

Nước đục là do các hạt lở lửng có trong nước. Các hạt lơ lửng này sinh ra từ sự phân hủy của các chất hữu cơ. Nước càng đục thì khả năng dẫn truyền ánh sáng càng kém đi, dẫn đến khả năng hấp thụ và quang hợp của các vi sinh vật và các sinh vật tự dưỡng có trong nước. Độ đục của nước càng cao thì nguồn nước càng bị ô nhiễm nặng.

Mùi vị của nước

Nguồn nước sạch là nguồn nước không có mùi vị. Khi nước có mùi thì điều đó cho thấy nước đã bị ô nhiễm. Mùi vị có thể được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm và xác định được nguồn gốc phát sinh của nước thải. Mùi nước thải rất đa dạng, tùy vào hoạt động sản xuất hay sinh hoạt mà nước thải có mùi đặc trưng riêng.

Các chỉ số hóa sinh

Độ pH của nước thải

pH có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Dựa vào pH cửa nước mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp, hoặc có thể dựa vào đó để điều chỉnh lượng hóa chất châm vào trong quá trình xử lý nước. Các công trình áp dụng công nghệ phân tích nước thải và xử lý sinh học thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi pH. Vì vi sinh vật chỉ tồn tại và phát triển khi pH của nước dao động ở mức 6.5 -9.0. Môi trường thuận lợi nhất cho vi sinh vật hoạt động là pH từ 7-8. Tùy vào từng nhóm vi khuẩn mà độ pH cũng khác nhau về giới hạn.

Chỉ số DO của nước thải

DO là chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước để duy trì sự sống cho các sinh vật. Với môi trường bình thường để đáp ứng được sự sống cho các vi sinh vật thì DO nằm ở khoảng từ 8-10mg/l. Lượng oxy hòa tan có trong nước phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước, hệ vi sinh vật đang tồn tại, các hoạt động về hóa sinh và tính chất vật lý của nước thải.

Chỉ số BOD

BOD là chỉ số đánh giá về nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Denand), là lượng ô xy cần cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của vi sinh vật. 

Quá trình oxy hóa này phụ thuộc vào chất hữu cơ và các chủng loại vi sinh vật và một phần ảnh hưởng của nhiệt độ nước, đòi hỏi thời gian xử lý lên tới vài ngày. 

Chỉ số COD

Chỉ số COD được biểu thị cho lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa được bằng phương pháp hóa học. Hàm lượng COD có thể được xác định bằng cách sử dụng phương pháp trắc quang. Sử dụng dung dịch K­2Cr2O7 dư làm chất oxy hóa mạnh tỏng môi trường axit với xúc tác là Ag2SO4. Một phương pháp khác nữa để xác định COD là phương pháp chuẩn độ. Phương pháp này sẽ chuẩn độ lượng CrO2 dư trong nước bằng Feroin.

Chỉ số E-Coli

Trong nước thải bệnh viện , nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt… thì lượng vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, lây lan qua đường tiêu hóa.

E-coli là loại vi khuẩn phổ biến trong các loại nước thải. Nó có thể tồn tại trong cả môi trường và điều kiện khắc nhiệt nhất. Vì vậy E-coli được chọn làm một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước thải.

Trên đây là những tiêu chuẩn đánh giá độ ô nhiễm của nước thải mà bạn cần biết để có thể nhìn nhận, đánh giá nguồn nước sử dụng. Nếu bạn cần hỗ trợ, có thể liên hệ QVCN – đơn vị đạt chuẩn trong phân tích nước thải được Bộ Y tế chứng nhận.

Email us

Zalo

0944171661