Phan tich nuoc nhiem sat va nhung cach xu ly ban can biet
Phân tích nước nhiễm sắt và những cách xử lý bạn cần biết

Phân tích nước nhiễm sắt và những cách xử lý bạn cần biết

1. Tác hại của nước nhiễm sắt đối với cuộc sống

Sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống.

Bên cạnh đó, nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước nhiễm sắt dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng để nấu cơm làm cho cơm có màu xám.

2. Làm sao để phân biệt được nước bị nhiễm sắt?

Màu sắc: Nước nhiễm sắt thường trong, khi hứng trong vật chứa một thời gian để tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu

Mùi vị: Nước nhiễm sắt có thành phần sắt 2 (Fe2+) cao gây cho nước có mùi tanh.

Có thể nhận biết nước có màu hay mùi, tuy nhiên không thể đánh giá nguồn nước đang sử dụng có đạt chất lượng hay không với các thành phần cảm quan, cần có kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu trong nguồn nước, tùy vào mục đích sử dụng để đánh giá nguồn nước đạt hay không đạt. Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt đánh giá theo QCVN 02:2009/BYT,nước sử dụng cho mục đích ăn uống đánh giá theo QCVN 01:2009/BYT [1][5].

 Phan tich nuoc nhiem sat va nhung cach xu ly ban can biet

3. Hướng dẫn loại bỏ sắt trong nước bị nhiễm sắt

Tùy theo tính chất, mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, người dân có thể tự xử lý nước tại hộ gia đình bằng phương pháp đơn giản. Có thể lựa chọn phương pháp xử lý nước hiệu quả và chi phí phù hợp như sau:

Khử trùng nước

Nước sau khi qua lọc vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng cho ăn uống nhằm tránh các bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước (vì có thể còn vi khuẩn trong nước). Có thể sử dụng hóa chất Chloramin B để khử trùng nước. Nước chỉ được khử trùng sau khi qua quá trình lọc với hóa chất. Sử dụng 3g bột Cloramin B 25% khử trùng 1m3 nước. Nước sau khi khử trùng để thoáng 30 phút mới sử dụng.

Giàn mưa

  • Mục đích là nâng pH, khử sắt, khử mùi tanh của sắt.
  • Giàn mưa làm cho nước tiếp xúc với không khí để nhận oxy từ không khí khử sắt và nâng độ pH.
  • Có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC, cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại, cho nước chảy từ các lỗ đục xuống bể lọc

    Sử dụng bể lọc

Mục đích là lọc cặn, độ đục, chất hữu cơ, làm trong nước, khử mùi (mùi bùn đất, mùi chất hữu cơ). Nước qua giàn mưa xuống bể qua các lớp vật liệu sau:

+ Lớp cát vàng hoặc cát thạch anh (độ dày 25 – 30cm).

+ Than hoạt tính (độ dày 10 cm).

+ Lớp đá sỏi nhỏ đường kính 0,5 – 1 cm (độ dày 10 cm).

  • Dưới đáy bể dùng ống nhựa khoan lỗ phần ống nằm trong bể nhằm ngăn vật liệu lọc rơi vào đường ống.
  • Tùy theo tình hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình, nên rửa lớp váng màu vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng với tần suất 1 – 3 tháng/lần. Trường hợp vật liệu quá bẩn cần thay vật liệu lọc.

Email us

Zalo

0944171661