O nhiem nguon nuoc Sai Gon da o muc bao dong?
Ô nhiễm nguồn nước Sài Gòn đã ở mức báo động?

Ô nhiễm nguồn nước Sài Gòn đã ở mức báo động?

Bạn nhìn thấy gì ở các con kênh hiện nay?

Nhìn thấy những con kênh, rạch tại từng ngóc ngách quận huyện TP.HCM thì người dân Việt chúng ta đều hiển hiện nhận ra rằng

– Rác quá nhiều, rác thải ngập con kênh với những dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. 

– Cơ quan ban ngành có nhiều biện pháp khắc chế, cải tạo với kinh phí nghìn tỷ nhưng có thực sự giải quyết bài toán từ gốc rễ

– Ngoài người dân xả rác, xả thải thì các nhà máy/ hàng quán ăn/ siêu thị/ khách sạn họ có thực sự xử lý nước thải triệt để trước khi thải ra môi trường

Chu trình của nước ngọt con người sử dụng

Bay hơi – ngưng tụ – tạo mưa bổ sung cho dòng chảy nước mặt, nước ngầm

  1. Nước mưa: ngưng tụ rơi xuống bề mặt đất đai, đường phố kéo xuống kênh rạch/sông ngòi/ biển – một bộ phận dân số sử dụng nước mưa là nước ăn uống/ sinh hoạt
  2. Nước thải: nước từ quá trình sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh xả vào kênh rạch và sông ngòi
  3. Nước từ kênh rạch: Kênh rạch chảy ra sông ngòi và tiếp tục bốc hơi nước
  4. Nước Sông: ngòi chảy ra các con sông lớn và tiếp tục bốc hơi nước – Các con sông lớn được các nhà máy nước lấy nguồn nước và trải qua quá trình lọc thành nước thủy cục (QCVN01:2018/BYT) để cung cấp lại cho dân
  5. Sông lớn chảy ra biển tiếp tục bốc hơi nước
  6. Quá trình bốc hơi ngưng tụ thành mưa và tiếp diễn chu trình

vòng tuần hoàn của nước

Trữ lượng nước ngọt – nước sạch từ sông ngòi có nhiều và có sạch mãi?

Nếu người dân không có ý thức, cơ quan nhà nước có nhiều giải pháp khắc chế tạm thời thì liệu 10 năm nữa hay 20 năm nữa trữ lượng nước ngọt, nước sạch liệu có còn đủ/ đảm bảo an toàn cho con người sử dụng

Thực trạng: Nước không nhiều như chúng ta tưởng

trữ lượng nước ngọt
Nước ngọt chỉ chiếm 3% trên tổng lượng nước trên toàn trái đất, trong 3% này thì gần 68.7% là nước dạng băng tuyết; 30% là nước ngầm, loại mà con người dùng được thì chỉ chiếm 0.3% và trong 0.3% thì nước mặt mà chúng ta sử dụng là 2%

Theo ngân hàng thế giới thì 

– 80 Quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nước

– 2 tỷ người không có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch

– 57 triệu người ở Nigieria không có nước sạch

– 45 nghìn trẻ em Nigieria dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tả do thiếu nguồn nước đảm bảo vệ sinh

– 770 triệu người dân Ấn Độ, không được tiếp cận điều kiện vệ sinh cá nhân đầy đủ

khủng hoảng nước
khủng hoảng nước

Làm gì để bảo vệ nguồn nước hiện nay?

  1. Người dân: Nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường bằng cách: bớt dùng các vật liệu nilon, tái sử dụng các vật liệu cần thiết, mua sắm khi thực sự cần, vất rác đúng nơi quy định, phân loại rác trước khi đem ra khỏi nhà.
  2. Doanh nghiệp: Rác thải/ nước thải/ khí thải là thứ thải ra mất tiền của Doanh nghiệp nhưng hủy hoại cả một môi trường sống và sức khỏe con người ở cả hiện tại và ngày càng ô nhiễm ở tương lai. Không có cơ quan nhà nước nào có thể giám sát những doanh nghiệp xả thải 24/24 mà chính Doanh nghiệp phải có ý thức rằng đây là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm với thế hệ tương lai. Doanh nghiệp kiếm lời được 1 đồng thì thế hệ con cháu phải bỏ ra nghìn tỷ để khắc phục và chữa bệnh tật.
  3. Đề xuất Cơ quan nhà nước:(theo trang http://nguyenducthang.vn/)

– Vốn hệ thống nước mưa nước thải đã gộp chung thì: làm các hệ thống xử lý nước thải mini tại cuối mỗi cống thoát kênh. Dọc hai bên bờ sông, kênh, nơi có các miệng xả thải sẽ là các trạm XLNT mini, sau xử lý đẩy ngay vào sông, kênh. Công nghệ, kỹ thuật XLNT sinh hoạt qui mô nhỏ đã hoàn thiện tới mức chuẩn hóa, modul hóa rất cao, yên tĩnh và sạch. Ví dụ công nghệ ER-OZONE của Công ty cổ phần Saobitech Tp. HCM. Ưu điểm nữa là công nghệ này chiếm diện tích mặt bằng chỉ bằng 10% so với nhà máy XLNT Bình Hưng hay Thạnh Mỹ Lợi (cùng công suất xử lý). Tất cả sản xuất sẵn trong nhà máy, chỉ việc mang đến hiện trường lắp đặt là xong. Vào những giờ mưa cổng lấy  nước vào trạm mini sẽ đóng lại, dòng nước sẽ chảy theo cống cũ như đã có từ xưa, đổ vào sông, kênh. Đây là giải pháp tạm thời khi chưa tách biệt được 2 đường ống thoát nước mưa nước thải

Về lâu dài xin để xuất các giải pháp sau:

  1. Đầu tư xây dựng và quản lý thoát nước theo bản đồ độ cao qui chuẩn: Chuẩn tổng thể rồi tính đến chi tiết, chi tiết là các cống xả ra kênh cao hơn đường cống nối trong nội thành thì mãi vừa không thoát được nước mưa, nước thải à ngập lụt
  2. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thoát cũ nát:Cống ngầm thoát nước là sản phẩm sẽ chôn vùi rất lâu trong đất, không dễ đào lên sửa chữa mỗi lần đứt gẫy, không dễ chui vào nạo vét. Do vậy cần coi trọng đầu tư, dành những nguyên vật liệu tốt nhất, bền vững nhất để xây cống.
  3. Các khu đô thị mới phải xây dựng 2 hệ thống thoát nước tách biệt, gồm a) Hệ thống thoát nước mưa, nước chảy bề mặt (surface runoff water) không cần phải xử lý. b) Hệ thống thoát nước thải phải thu gom để xử lý tại chỗ. Hệ thống thoát nước riêng biệt (separated drainage systems) là xu thế thoát nước của đô thị tương lai.
  4. Chấm dứt xả thải tự do rác các loại ra mặt đường, ra sông, vào ao hồ: Nói cũng đã rất nhiều, họp các hộ ven song, kênh rạch. Giáo dục thường xuyên bằng loa phát thanh và tổ chức hội dân phố thường xuyên đến từng nhà hằng tháng để nhắc nhở và hằng năm ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường
  5. Giải pháp xây bề ngầm thu hứng nước mưa là khoa học, nhân văn, sinh thái và hiệu quả:

Nước vốn khan hiếm, nhiều nhà máy muốn khai thác miễn phí/ chi phí rẻ hơn so với nước thủy cục là nước dưới đất để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng có biết rằng việc khai thác này dẫn đến sút lún đất, độ sụt lún nền móng toàn Tp. HCM bình quân 2,4cm/năm. Tổng 10 năm là 24cm, lún bao nhiêu thì nước biển dâng bấy nhiêu. Cái lợi chưa thấy mà cái hại thì rất nhiều

  • Thay vì khai thác nước dưới đất, các nhà máy xí nghiệp hãy thay bằng giải pháp bể chứa nước mưa từ các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng được làm từ inox đặt trên mặt đất (hình ảnh dưới) hoặc xây bể chứa ngầm dưới đất có độ vát 2 đầu chênh nhau 10 cm. Nước này có thể thay cho việc hoạt động sản xuất của DN và nếu qua hệ thống lọc tốt được sử dụng thay nước thủy cục hiện tại, hoặc đơn giản dung tưới cây, rửa vệ sinh nhà xưởng…
  • Lu chứa nước tại nhà dân, xây chìm để thu gom sử dụng nhiều mục đích tưới cây/ bồn xả vệ sinh
  • Lu chứa nước xây ngầm rồi làm  bơm lên hệ thống lọc trên sân thượng nếu muốn tái sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt.

bể chứa nước mưa

Với diện tích dân số đông như Hà Nội và TP.HCM giải pháp lu chống ngập cũng là phương án cần xem xét. 

Sức một cá nhân không xoay được cục diện, cần sự chung tay của cả Xã hội để trả lại màu xanh sạch cho các con kênh. Mong sự góp sức góp trí của độc giả và cùng hành động đến cùng cho màu xanh của lá, màu xanh của nước, màu xanh của bầu trời.

Email us

Zalo

0944171661