O nhiem am thanh va cach phong chong
Ô nhiễm âm thanh và cách phòng chống

Ô nhiễm âm thanh và cách phòng chống

1. Tiếng ồn là gì?

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh từ môi trường và vượt quá ngưỡng nghe của con người đồng thời gây ảnh hưởng và khó chịu cho người nghe. Các tác nhân gây ô nhiễm tiếng ồn bao gồm: bụi bẩn, hơi hóa học, các khí độc và tiếng ồn ngày càng tăng.

Hiện nay, sự ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn đã trở nên trầm trọng hơn bởi các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp, nhà máy, chế xuất…

2. Tác hại của tiếng ồn đến cuộc sống

Đầu tiên tiếng ồn có cường độ lớn sẽ tác động đến tai, sau đó đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, cuối cùng mới đến cơ quan thính giác. Vì vậy trước khi đến cơ quan thính giác, âm thanh gây hại đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể.

Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và hành vi. Thậm chí, ô nhiễm tiếng ồn là nguyên nhân khiến tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, mất thính giác và rối loạn giấc ngủ. Nếu sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn và liên tục thì con người dễ bị mất thính giác thậm chí khi tuổi còn khá trẻ.

Bên cạnh đó, âm thanh lớn có thể gây ra các bệnh về tim mạch như bệnh động mạch vành.

Ngoài ra, các loại âm thanh không mong muốn như tiếng loa, âm thanh máy móc, còi tàu, tiếng máy bay… có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần

đo tiếng ồn
đo tiếng ồn

3. Làm sao hạn chế tiếng ồn không mong muốn

Chúng ta có thể giảm biên độ tiếng ồn bằng việc sử dụng các rào chắn tiếng ồn, hạn chế lưu lượng xe lưu thông trên đường phố vào các giờ cao điểm, thay đổi kết cấu mặt đường, hạn chế xe vận tải nặng, sử dụng công nghệ để kiểm soát giao thông, hạn chế còi xe.

Đối với văn phòng hay nhà ở, có thể lắp kính cách âm để đảm bảo hạn chế được tiếng ồn từ môi trường xung quanh.

Đối với tiếng ồn từ động cơ máy bay có thể giảm bằng cách sử dụng những động cơ phản lực ít gây tiếng ồn hơn. tiếng ồn sân bay

4. Một số khái niệm khác về mức âm

Trong kỹ thuật, dựa theo các giá trị của mức âm, người ta phân ra các đặc tính âm như sau:

Thang A: các âm có mức thấp hơn 40 dB

Thang B: các âm trung bình, từ 40. 4 đến 70 dB

Thang C: các âm cao lớn hơn 70 dB.

5. Cách đo độ ồn, tiếng ồn nơi công cộng

Để hạn chế và đối phó với những tác hại mà tiếng ồn đã gây ra với con người và vật nuôi các nhà khoa học đã phát minh ra các dòng thiết bị đo độ ồn và phân tích âm thanh giúp xác định chính xác cường độ âm thanh ở một khu vực. Xác định rõ được cường độ âm thanh để khắc phục những nguy cơ mà ô nhiễm tiếng ồn mang lại.

Đo tiếng ồn theo quy định tại QCVN 24:2016/BYT của Bộ Y Tế

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) – dBA
8 giờ 85
4 giờ 88
2 giờ 91
1 giờ 94
30 phút 97
15 phút 100
7 phút 103
3 phút 106
2 phút 109
1 phút 112
30 giây 115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

  1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 2.

Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta

Vị trí lao động Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA) Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)
63 125 250 500 1000 2000 4000 8000
1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp 85 99 92 86 83 80 78 76 74
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn. 80 94 87 82 78 75 73 71 70
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. 70 87 79 72 68 65 63 61 59
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch. 65 83 74 68 63 60 57 55 54
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm. 55 75 66 59 54 50 47 45 43

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

  1. Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu.

QCVN thực hiện tư vấn và quan trắc tiếng ồn (đo tiếng ồn)  tại nhà xưởng,công ty sản xuất, nhà hàng khách sạn để đánh giá mức độ ồn phát sinh và đưa kết quả xác thực để chủ sơ sở có những biện pháp cách âm và bảo vệ người lao động trước những nguồn phát sinh.

>> DỊCH VỤ ĐO ĐẠC TIẾNG ỒN

Email us

Zalo

0944171661