Nuoc thai nganh cong nghiep mia duong va tac dong cua no den moi truong
Nước thải ngành công nghiệp mía đường và tác động của nó đến môi trường

Nước thải ngành công nghiệp mía đường và tác động của nó đến môi trường

1. Nguồn gốc của nước thải ngành công nghiệp mía đường

Nước thải từ khu ép mía

Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép. Loại nước thải này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.

Nước thải từ khu lò hơi

Nước thải từ khu lò hơi được xả định kỳ, với đặc điểm là chất rắn lơ lửng cao và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm.

Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn

Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao.

Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong quá trình nấu hoặc trong nồi chân không. Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp. Tuy nhiên, do chế độ bảo dưỡng kém và vận hành không tốt nên có lượng đường đáng kể thất thoát trong nước làm mát. Lượng nước này sẽ được thải đi.

Nuoc thai nganh cong nghiep mia duong va tac dong cua no den moi truong

2. Đặc trưng nước thải ngành công nghiệp mía đường

Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn chất hữu cơ bao gồm cacbon, nito, phospho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận.

Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở dạng vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên các chất thải này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các bùn lắng này chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxi có trong nước và tạo ra các khí như H­2S, CO2, CH4. Ngoài ra trong nước thải còn chứa một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.

Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột resin.

3. Tác động của nước thải ngành công nghiệp mía đường

Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải của nhà máy mía đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận. Đường có trong nước thải chủ yếu là đường sucroza và các loại đường khử như glucose, fructoze. Các loại đường này dễ phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây cạn kiệt oxi trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật nước.

Các chất lơ lửng có trong nước thải có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.

Ngoài ra, nước thải của nhà máy đường có nhiệt độ cao sẽ làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nước. Trong nước thải có chứa các sản phẩm của lưu huỳnh và đôi khi có lẫn dầu mỡ của khu ép mía gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, khiến một số loài thủy sinh bị chết.

Email us

Zalo

0944171661