Nhung yeu to anh huong den viec xu ly nuoc thai bang phuong phap sinh hoc
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Trong nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, biện pháp sinh học được mọi người đặc biệt quan tâm sử dụng. So với các biện pháp vật lý, hoá học, biện pháp sinh học chiếm vai trò quan trọng về quy mô cũng như giá thành đầu tư, do chi phí năng lượng và hóa chất dùng rất ít.

Đặc biệt xử lý bằng biện pháp sinh học sẽ không gây tái ô nhiễm môi trường – một nhược điểm mà biện pháp hoá học hay mắc phải. Tuy nhiên, để vận hành tốt một công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nhân viên vận hành phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý này.

Thực chất của phương pháp này là nhờ hoạt động sống của vi sinh vật (sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng) để biến đổi các hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản hơn. Trong quá trình dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản, nên sinh khối được tăng lên.

Nhung yeu to anh huong den viec xu ly nuoc thai bang phuong phap sinh hoc

Để bảo đảm quá trình xử lý bằng biện pháp sinh học được tiến hành tốt, người ta theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường sau đây:

1. Oxygen (O2)

Trong các công trình xử lý hiếu khí, O2 là một thành phần cực kỳ quan trọng của môi trường. Công trình phải bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng O2 một cách liên tục và hàm lượng O2 hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt hai không nhỏ hơn 2mg/l.

2. Nồng độ các chất bẩn hữu cơ

Nồng độ các chất bẩn hữu cơ phải thấp hơn ngưỡng cho phép. Có nhiều chất bẩn hữu cơ nếu nồng độ quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của vi sinh vật tham gia xử lý, cần kiểm tra các chỉ số BOD và COD của nước thải. Cụ thể: hỗn hợp nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chảy vào công trình xử lý là bể lọc sinh học phải có BOD toàn phần (BODtp) ≤ 500mg/l, nếu dùng bể Aeroten, thì BODtp không được quá 1000mg/l. Nếu nước thải có chỉ số BODtp vượt quá giới hạn nói trên, cần thiết phải dùng nước thải đã qua xử lý hay nước sông để pha loãng.

3. Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật

Để vi sinh vật tham gia thực hiện các quá trình oxy hoá nước thải một cách có hiệu quả, cần thiết phải cung cấp cho chúng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong môi trường sống. Lượng các chất dinh dưỡng cần thiết để các quá trình sinh sản xảy ra bình thường không được thấp hơn giá trị nêu ở bảng sau:

BODtp của nước thải (mg/l) Nồng độ nitrogen trong muối ammonium (mg/l) Nồng độ phospho trong P2O5 (mg/l)
< 500 – 1000 1525 368

Ngoài nguồn nitrogen, phospho có nhu cầu như đã nêu ở bảng trên, các yếu tố dinh dưỡng khoáng khác như K, Ca, S … trong nước thải thường cũng đủ cung cấp cho nhu cầu của vi sinh vật, ta không cần phải cho thêm vào nữa.

Các chất dinh dưỡng nói trên rất cần cho hoạt động sống của vi sinh vật tham gia xử lý nước thải, nếu thiếu sẽ kìm hãm và ngăn cản các quá trình oxy hoá sinh học. Nếu thiếu nitrogen một cách lâu dài, ngoài việc cản trở các quá trình sinh hoá, còn làm cho bùn hoạt tính khó lắng và dễ trôi theo nước ra khỏi bể lắng.

Để xác định sơ bộ lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với nhiều loại nước thải công nghiệp, có thể chọn tỉ lệ sau: BODtp : N : P = 100 : 5 : 1

Ngoài ra các yếu tố khác của môi trường như pH, t0 cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động của vi sinh vật. Qua thực nghiệm cho thấy, thường giá trị pH tối ưu cho hoạt động phân giải của các vi sinh vật trong bể xử lý hiếu khí là 6,5 – 8,5 và nhiệt độ của nước thải trong các công trình nằm trong khoảng 60C – 370C.

Email us

Zalo

0944171661