Chất Xyanua là gì?
Xyanua là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử các-bon liên kết ba với một nguyên tử ni-tơ.
Thành phần cơ bản: H 9,15%, C 27,23%, N 63,55%. Amoni xyanua có thể được phân tích bằng cách nung muối và cho các sản phẩm bị phân huỷ: hydrogen cyanide và ammonia trong nước ở nhiệt độ thấp. Dung dịch nước được phân tích cho ion xyanu bằng phương pháp chuẩn độ bạc nitrat hoặc phương pháp điện cực ion, và amoniac được đo bằng kỹ thuật chuẩn độ hoặc điện cực.
Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
Chỉ cần 50mg – 200mg Cyanua hoặc hít phải 0,2% khí Cyanua, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.
Tác hại của xyanua
Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp.
Xyanua rất độc, thường tấn công các cơ quan như phổi, da, đường tiêu hóa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng xyanua nhỏ hơn 0,07 mg/l.
Xyanua có thể được sản sinh bởi vi khuẩn, nấm và tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật như măng tre, rễ sắn, rau chân vịt. Chất này tồn tại trong nước, đất là nguồn thải của quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa dầu, sản xuất thép. Một số nguồn xyanua khác từ khói xe và động cơ sử dụng xăng dầu.
Khi đi vào cơ thể sinh vật, xyanua tác động lên men ôxy daza (có chức năng chuyển oxy từ máu đến các mô). Từ đó ngăn cản quá trình hấp thụ ôxy của tế bào làm cho tế bào chết đi. Sinh vật nhiễm độc chất này ở mức độ nặng có thể dẫn đến ngạt thở và tử vong nhanh chóng.
Nghiên cứu lâm sàng ghi nhận nếu chỉ nhiễm một lượng xyanua rất nhỏ thì sẽ không gây ngộ độc bởi chất này khi đi vào cơ thể sinh vật sẽ bị biến đổi thành CO2 và được đào thải ra ngoài trong vòng 24 giờ. Trường hợp nhiễm độc xyanua lượng lớn hơn một mg/l có thể dẫn đến tử vong.