Nguồn phát sinh nước thải từ nhà máy may
Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh, ăn uống của công nhân viên…Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào số lượng công nhân viên trong công ty và được tính dựa theo TCXDVN 33: 2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình. Thành phần ô nhiễm trong nước thải này bao gồm BOD, tổng Nito, Phospho, Coliform, vi sinh vật gây bệnh…
Nước thải sản xuất: Đối với các nhà máy may theo phương thức gia công đơn giản, hầu như trong quy trình sản xuất không phát sinh nước thải. Nước thải phát sinh từ nước hấp thụ lò hơi…Về cơ bản, nước thải này cũng không chứa nhiều thành phần độc hại so với các loại nước thải khác.
Tính chất và thành phần của nước thải nhà máy may
STT | CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | KẾTQUẢ PHÂN TÍCH | QUY CHUẨN 40:2011/BTNMT/Cột A |
1 | pH | – | 6 – 8 | 5-9 |
2 | COD | mg/l | 147-426 | 75 |
3 | BOD5 | mg/l | 64-254 | 30 |
4 | Total Nitrogen | mg/l | 24-95 | 20 |
5 | NH4+ | mg/l | 10-50 | 5 |
Qua kết quả bảng trên, có thể thấy các chỉ tiêu phân tích đều vượt QCVN 40:2011/Cột A, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Một số thông số ô nhiễm đặc trưng gồm COD, BOD, Tổng Nito, Amoni…
Tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nhà máy may
Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải. Một công nghệ xử lý tốt phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm trong nước thải
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp
- Công nghệ vận hành tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, không phát sinh mùi hôi, dễ dàng vận hành bảo trì sửa chữa về sau.
- Tuổi thọ các máy móc, thiết bị cao
- Có tính thẩm mỹ
- Vận hành tự động, hệ thống phải đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT/Cột A, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- Hệ thống có khả năng tự bảo vệ trước các hiện tượng mất pha, lệch pha, báo sự cố và chống nước tràn lên trên bề mặt
Căn cứ vào thành phần, tính chất và tiêu chí để lựa chọn, nhận thấy phương pháp xử lý sinh học là phù hợp nhất cho xử lý nước thải nhà máy may.