Lợi ích của ngành công nghiệp đường mía
Đường là loại gia vị vô cùng quan trọng trong mỗi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra, đường còn là một nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo,…
Bên cạnh đó, các sản phẩm phụ của ngành đường mía cũng mang đến những lợi ích khác như:
- Mật mía: chiếm 3 – 5% trọng lượng đem ép. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3,800 lít rượu, hay một ha mía có thể sản xuất ra 7,000 – 8,000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy, khi mà nguồn nguyên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là từ mía.
- Bã mía: chiếm 25 – 30% trọng lượng mía sau khi ép. Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, làm bột giấy hoặc ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Ngoài ra, trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm thì kéo theo nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng càng giảm đi thì khi đó nguyên liệu quan trọng để thay thế là mía.
- Bùn lọc: chiếm 1.5 – 3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xeerrin làm sơn, xi đánh giày,… Sau khi lấy sáp, bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
Tính chất của nước thải ngành công nghiệp mía đường
Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon nito, photpho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối. Nước thải mía đường có tính axit.
Phần lớn các chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở dạng vô cơ. Khi thải ra môi trường thì các chất này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật. Gây nên quá trình phân hủy kị khí tạo ra các khí độc như: H2S, CO2, CH4 và gây thiếu hụt oxy trong nước.
Cách xử lý nước thải ngành công nghiệp đường mía
Nước thải khu ép mía
Nước thải trong nhóm này được thải ra trong quá trình ép đường trong mía và làm nát các ổ trục của máy ép. Loại nước thải này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.
Nước thải từ rửa lọc
Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng nồng độ BOD và chất lơ lửng cao. Nước làm mát được dùng với lưu lượng nước lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không.
Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy có lưu lượng thấp và được xả thải định kỳ nhưng có hàm lượng BOD cao.
Nước thải từ khu lò hơi
Nước thải từ lò hơi được thải định kỳ, với đặc điểm là chất rắn lơ lửng cao, và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm.