Tại sao phải kiểm nghiệm nước sinh hoạt?
Hiện nay nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng và nặng nề. Số liệu thực tế cho thấy trong những năm gần đây số người bị mắc bệnh do nguồn nước sinh hoạt bẩn đang tăng lên mỗi ngày. Theo Vietnamnet đưa tin, 80% bệnh tật xuất phát từ nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Hàng năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước vệ sinh kém, 200.000 người mắc bệnh ung thư mới được phát hiện, trên cả nước tồn tại 37 làng ung thư do nguồn nước ô nhiễm….
Dựa vào quy định QĐ 09/2005/BYT/QĐ về chỉ số kiểm nghiệm nước sinh hoạt thì nước máy chỉ đáp ứng được 62% trên tổng số chỉ tiêu kiểm nghiệm chưa kể trường hợp đường ống dẫn nước máy có thể bị vỡ nứt thường xuyên khiến vi khuẩn, kim loại nhiễm vào làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng hơn.
Một số nguồn nước sinh hoạt khác nước máy thường bị nhiễm phèn, sắt, canxi, asen, mangan, amoni, magie, chì, thuốc bảo vệ thực vật…. ở chỉ số rất cao đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Do đó, kiểm nghiệm nước sinh hoạt đang là nhu cầu và việc làm cần thiết để kiểm tra và đưa ra phương hướng khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm đối với nguồn nước mà hộ gia đình đang sử dụng.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, đáp ứng chỉ tiêu kiểm nghiệm nước sinh hoạt theo quy chế hiện hành là điều kiện đầu tiên, tiên quyết để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, kinh doanh.
Tầm quan trọng của kiểm nghiệm nước sinh hoạt
Các chỉ số nhiễm bẩn trong nguồn nước sinh hoạt là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, kiểm nghiệm nước sinh hoạt để biết rõ thực trạng nguồn nước giúp tìm ra phương án khắc phục hiệu quả là một cách để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người khác.
Theo đó, nước máy tuy sạch nhưng vẫn chứa nhiều nguy cơ nhiễm bẩn như:
Nước máy chứa nhiều kim loại nặng như canxi, magie… gây đóng cặn các thiết bị nhà cửa.
Nước máy chứa nhiều Trihalomethanes (THMs) có khả năng gây ra các bệnh về gan, thận, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây ung thư.
Chì dùng để chế tạo ống nước có khả năng gây hại đến hệ thần kinh và hệ vận động.
Đối với các nguồn nước không phải là nước máy sẽ chứa nhiều muối vô cơ gây ra các bệnh về sỏi thận, viêm da hay ung thư.
Ngoài ra, chỉ số của một số loại chất có trong nước sinh hoạt cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như:
Nồng độ PH: Độ PH cân bằng trong nước là 7. PH <7 làm ăn mòn đường ống và các thiết bị kim loại chứa đựng trực tiếp. PH>7 làm đóng cặn trên các thiết bị sinh hoạt.
Nồng độ FCL – Clo tự do trong nước cao gây kích ứng mắt, khó thở, đau đầu. Clo dư có mùi khó chịu, tác dụng với các chất gây ô nhiễm trong nước tạo thành hợp chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc chế biến thức ăn.
Hàm lượng TCL – Clo tổng cao gây ra vị mặn của nước, ảnh hưởng đến mục đích ăn uống sinh hoạt, làm hỏng các thiết bị đun nấu.
Chỉ số ALK – Tổng kiềm cao làm tăng nguy cơ tăng độ cứng của nước dẫn đến gia tăng quá trình phát triển của vi sinh.
Hàm lượng HARDgpg – Độ cứng của nước cao làm cản trở quá trình hòa tan xà phòng, khiến quần áo cứng và thô rát, làm đóng cặn ở các thiết bị đun nấu, gây ra tắc nghẽn van vòi…
Nồng độ CCL – chất khử trùng nguồn nước quá cao sẽ làm kích ứng da, gây rối loạn tiêu hóa, dễ bị ngộ độc amoni.
FERROUS cao làm gia tăng phèn chua trong nước.
FERRIC làm nước có màu vàng đục hoặc đỏ.
Cliform có trong nước chứng tỏ nước đang xuất hiện các vi khuẩn gây hại đến đường tiêu hóa.
Khuẩn Ecoli xuất hiện trong nước chứng tỏ nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi chất thải và các vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài những hợp chất nhiễm khuẩn kể trên, chất lượng nước sinh hoạt cũng có thể bị biến đổi trong quá trình truyền dẫn, lưu chứa và có thể bị xâm thực bất cứ lúc nào. Do đó, cần kiểm nghiệm nước sinh hoạt định kỳ khoảng 6 tháng/ lần hoặc kiểm nghiệm khi nhận thấy nguồn nước xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nước bị đổi màu hay nước có mùi khó chịu để đảm bảo kiểm soát được chất lượng nguồn nước và có biện pháp xử lý kịp thời.