Kiểm nghiệm thực phẩm là hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.
Những yếu tố quan trọng khi kiểm nghiệm thực phẩm
Khi kiểm nghiệm thực phẩm, tùy thuộc vào loại sản phẩm khác nhau sẽ có những chỉ tiêu kiểm định khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu sau:
- Phân tích thành phần dinh dưỡng
- Kiểm nghiệm kim loại nặng, độc hại
- Kiểm nghiệm sữa và các thành phần từ sữa
- Kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu
- Kiểm nghiệm đồ uống có cồn
- Kiểm nghiệm ngũ cốc
- Kiểm nghiệm bánh mứt tết
- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y và chất kháng sinh
- Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
- Kiểm nghiệm thủy sản
- Kiểm nghiệm dầu ăn
- Kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi
- Kiểm nghiệm mật ong
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ
- Kiểm nghiệm độc tố vi nấm
- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- Kiểm nghiệm chất lượng nông sản
- Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
- Kiểm nghiệm bánh trung thu
- Kiểm nghiệm đất
- Kiểm nghiệm vi sinh
- Kiểm nghiệm vitamins
- Kiểm nghiệm nước
- Kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp
- Kiểm nghiệm hệ thống máy tiệt trùng
- Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi
- Kiểm nghiệm công nghệ cao
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm
Đối với những sản phẩm đã có QCVN thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của các sản phẩm bắt buộc phải xây dựng theo QCVN tương ứng. Đối với những sản phẩm chưa có QCVN thì chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên các quy chuẩn sau:
QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
TCVN đối với từng sản phẩm cụ thể. Nếu chưa có TCVN thì có thể tham khảo các quyết định của từng địa phương đối với sản phẩm đó.
Tại sao cần kiểm nghiệm thực phẩm?
Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm) thì kiểm nghiệm thực phẩm là việc làm không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Như vậy trước khi doanh nghiệp tiến hành công bố sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm và định kỳ 06 tháng phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định tại quyết định số 46/2007/QĐ – BYT trên.
Ngoài ra, theo như những kết quả kiểm nghiệm đã có sẽ giúp công ty, doanh nghiệp của bạn đủ tự tin cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và luật an toàn thực phẩm, bên cạnh đó cũng sẽ phát hiện ra những sai sót trong quy trình sản xuất chế biến sản phẩm, thực phẩm, từ đó hoàn thiện và phát triển bền vững, đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Mang lại sự hài lòng về sản phẩm cho người tiêu dùng.