Dụng cụ lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu hóa lý
- Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
- Bình và nút cần được rửa sạch và tráng lại từ 2 – 3 lần bằng nước cất 2 lần, cuối cùng đem sấy hoặc để khô trong không khí.
- Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrits
- Chai thủy tinh, nút mài, có khả năng chịu nhiệt độ cao, đã rửa sạch, tráng nước cất và sấy vô khuẩn ở nhiệt độ khô 160°C trong 2 giờ hoặc nhiệt độ ướt 121°C trong 30 phút hoặc 1 giờ
- Chai thủy tinh sau khi đã sấy vô khuẩn nên đựng trong hộp nhôm để tránh tái nhiễm
- Kích thước chai tùy theo yêu cầu phân tích, không ít hơn 100ml cho mục đích kiểm tra chất lượng vệ sinh về mặt vi khuẩn học. Nếu cần phân tích vi khuẩn gây bệnh, trong các trường hợp dịch xảy ra, cần lấy ít nhất 1000ml.
- Bông cồn, bật lửa…
- Thiết bị lấy mẫu tại những vị trí xa và sâu.
Vị trí lấy mẫu nước thử
- Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mà bạn muốn xét nghiệm
- Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
- Xét nghiệm hóa lý: tối thiểu 1 lít nước mẫu.
- Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh không lấy đầy đến nắp chai (không quá 24 giờ).
Bảo quản mẫu nước xét nghiệm
Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả. Mọi trường hợp và phát sinh vui lòng gọi điện thoại đến Phòng phân tích nước- Khoa Y học môi trường biển được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.
Tiêu chuẩn tham chiếu kết quả phân tích
- Nước dùng trong sinh hoạt thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT
- Nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
- Nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình đóng chai thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT