Huong dan cac chi tieu danh gia phan tich chat luong nuoc sach
Hướng dẫn các chỉ tiêu đánh giá phân tích chất lượng nước sạch

Hướng dẫn các chỉ tiêu đánh giá phân tích chất lượng nước sạch

Màu sắc

Nước nguyên chất vốn trong suốt. Các tạp chất trong nước gồm tạp chất hòa tan hay tạp chất lơ lửng tạo ra màu nước. Các chất hòa tan có thể tạo màu và cũng có thể không tạo màu nước. Màu đó gọi là màu thực của nước. Các chất lơ lửng vừa tạo màu vừa làm đục nước.

Độ cứng của nước

Các ion canxi, ion magie làm cho nước cứng (không dùng trong lò hơi được). Các muối carbonat, sulphat, clorid chứa Ca, Mg là nguồn gốc gây ra độ cứng của nước.

Độ cứng của nước được đánh giá bằng nồng độ trong nước (mg/l) của oxit canxi hoặc muối carbonat hoặc ion canxi hay miligam đương lượng.

Nước rất mềm hoặc mềm khi hàm lượng ion Ca dưới 40-50 mg/l. Nước cứng khi hàm lượng ion Ca trong phạm vi 40 – 130 mg/l và rất cứng khi hàm lượng ion Ca trên 130 mg/l

Huong dan cac chi tieu danh gia phan tich chat luong nuoc sach

Độ pH

Độ pH cho biết tính axit hay tính kiềm của nước. Nước trung tính có độ pH = 7, pH > 7: nước có tính kiềm, pH < 7: nước có tính axit. Độ pH có vai trò quan trọng trong xử lý nước.

Tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép pH= 6-8,5 (nước sinh hoạt)

Độ khoáng

  • Độ khoáng của nước M được coi là tổng lượng các muối hòa tan trong nước và đo bằng đơn vị g/l. Có thể xác định độ khoáng của nước bằng cách chưng cất nước và cân lượng muối đọng lại.
  • Nước nhạt khi M < 1 (g/l hay 1000 mg/l, 1000ppm)
  • Nước khoáng hóa thấp M = 1 – 10
  • Nước khoáng hóa cao: M = 10 – 50
  • Nước muối: M > 30

Độ đục

Vật chất trong nước dưới 2 dạng chính: dạng hòa tan và dạng không hòa tan, lơ lửng trong nước. Vật chất hòa tan thường không tạo ra độ đục. Độ đục của nước do các hạt không hòa tan, lơ lửng trong nước tạo ra (các hạt này cũng tạo nên màu của nước và gọi là màu biểu kiến, không phải màu thực của nước mà là màu do các hạt lơ lửng tạo ra).

Vì độ đục của nước là do các hạt tạp chất lơ lửng trong nước gây ra cho nên độ dục có thể do bẳng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước với đơn vị đo là mg/l. Đơn vị đo độ đục là NTU hay FTU. Trong một số trường hợp có quan hệ gần đúng: 1 NTU ~ 0,3mg/l. Tiêu chuẩn VN cho phép nước có độ đục ~ 5 NTU (nước sinh hoạt) và 2 NTU (nước ăn)

Cách đơn giản để đánh giá độ đục của nước là đĩa secchi (đĩa 2 màu đen trắng) đặt dưới nước, tăng độ sâu cho đến khi không nhìn thấy đĩa. Nước càng đục khi độ sâu càng nhỏ. Nước được coi là nước trong khi độ sâu trên 1 mét (tương đương độ đục nhỏ hơn 10 NTU)

Để chính xác nhất, bạn nên mang nguồn nước của gia đình đến các trung tâm xét nghiệm uy tín hiện nay.

Email us

Zalo

0918945839