- Văn bản quy phạm pháp luật quy định về báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013;
– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước, ban hành ngày ngày 30 tháng 05 năm 2014;
– Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước, ban hành ngày ngày 26 tháng 12 năm 2018.
- Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước (khoản 3, Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)
– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
- Các trường hợp phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước (khoản 5, Điều 3 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)
Tại khoản 5, Điều 3 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
+ Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
+ Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
+ Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
+ Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
+ Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
+ Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
+ Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
- Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
- Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
- Các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
– Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
– Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;
– Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;
– Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh
– Nguồn nước tiếp nhận nước thải;
– Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
– Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.
Trường hợp cần điều chỉnh nội dung, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
- Các trường hợp cấp lại giấy phép
– Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
– Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
– Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
- Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
7.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu số 09 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
7.2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
– Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép theo mẫu số 10 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT;
– Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;
– Bản sao giấy phép đã được cấp.
7.3. Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu số 11 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT.
– Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.
- Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
8.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
– Nộp 2 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nộp thêm 1 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
8.2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
– Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
– Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc;
– Trường hợp phải lập lại báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
8.3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
8.4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
- Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép
9.1. Cấp Bộ
– Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
– Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
9.2. Cấp Tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp còn lại
- Mẫu nội dung đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải): theo mẫu số 35 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT;
– Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước): theo mẫu số 36 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT;
– Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép): theo mẫu số 37 Phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT.
- Báo cáo xả thải định kỳ
11.1. Nội dung (theo Điều 10 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT)
- a) Thông tin chung;
Khái quát được các thông tin cơ bản về chủ giấy phép, công trình xả nước thải vào nguồn nước, việc vận hành công trình và những vấn đề phát sinh (nếu có).
- b) Tình hình xả nước thải vào nguồn nước;
Tổng hợp các đặc trưng lưu lượng xả nước thải (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng lưu lượng xả thải trong năm báo cáo. Tổng hợp các đặc trưng về nồng độ các chất ô nhiễm (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) theo từng thông số quy định trong giấy phép trên cơ sở các kết quả quan trắc chất lượng nước theo quy định đã thực hiện.
- c) Tình hình thực hiện các quy định của giấy phép tài nguyên nước;
- d) Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
11.2. Kỳ báo cáo và chế độ báo cáo
Định kỳ hằng năm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.
XEM THÊM NỘI DUNG>> XẢ NƯỚC THẢI VÀ NGUỒN