Du an nao phai thuc hien danh gia tac dong moi truong?
Dự án nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Dự án nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng các dự án thì vấn đề lập báo cáo tác động môi trường là một trong những vấn đề được doanh nghiệp quan tâm, vậy để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải làm công việc gì và những dự án nào phải thực hiện thủ tục này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

  1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc khắc phục những tác động mà mình gây ra cho môi trường khi thực hiện các dự án. Ngoài ra, việc đánh giá tác động môi trường còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường. Do đó, để xác định dự án doanh nghiệp bạn đang thực hiện có cần thủ tục này hay không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

Du an nao phai thuc hien danh gia tac dong moi truong?

  1. Quy định pháp luật về vấn đề đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Điều 9 Nghị định 175/CP quy định Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp… thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

“Điều 9. Chủ đầu tư, chủ quản dự án hoặc Giám đốc các cơ quan, xí nghiệp… thuộc các đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư
  • Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
  • Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
  • Các dự án nói tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này được duyệt trước ngày 10 tháng 1 năm 1984 nhưng chưa tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng yêu cầu
  • Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước ngày 10 tháng 1 năm 1994.”

Theo đó, trường hợp trong hồ sơ dự án được phê duyệt từ năm 2003 là các quy hoạch đô thị, khu dân cư thì thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định lập lại báo cáo tác động môi trường như sau:

Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng

  • Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:
  1. Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  2. Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  3. Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện những thay đổi nêu trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thay thế cho quyết định phê duyệt trước đó.

  • Việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến.”

Theo đó, đối với dự án tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án hoặc mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp,…làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và dự án này chưa đi vào vận hành thì phải làm thủ tục lập lại báo cáo tác động môi trường. Chủ dự án chỉ có thể tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Như vậy, với thông tin bạn cung cấp chưa thể hiện rõ nội dung dự án như thế nào. Do đó bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình.

Email us

Zalo

0944171661