Dinh nghia va phan loai ho sinh hoc nhan tao
Định nghĩa và phân loại hồ sinh học nhân tạo

Định nghĩa và phân loại hồ sinh học nhân tạo

Hồ sinh học là gì?

Hồ sinh học là hồ nước chuyên dùng để xử lý nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, công nghiệp, nuôi thủy sản,… Trong hồ sẽ có chứa nhiều thực vật như tảo, vi sinh vật, phiêu sinh vật, nấm,… chúng có vai rất quan trọng trong quá trình xử lý các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải. – Theo wikipedia

Hồ sinh học được ứng dụng rộng rãi hơn cánh đồng lọc và cánh đồng tưới. Ưu điểm lớn nhất của hồ sinh học là chiếm diện tích nhỏ hơn cánh đồng lọc sinh học

Dinh nghia va phan loai ho sinh hoc nhan tao

Lợi ích của hồ sinh học

  • Nuôi trồng thuỷ sản
  • Cung cấp nước cho trồng trọt
  • Điều hoà dòng chảy mùa mưa và hệ thống thoát nước đô thị
  • Không đòi chi phí cao
  • Bảo trì, điều hành đơn giản

Phân loại hồ sinh học trong xử lý nước thải

Dựa vào đặc tính cũng như mục đích, cơ chế xử lý, người ta chia làm 2 loại hồ trong xử lý nước thải đó là: Hồ hiếu khí, hồ kị khí,

  • Hồ hiếu khí

Với hồ hiếu khí, người ta lại chia thành 2 loại đó là tự nhiên và nhân tạo:

Hồ làm thoáng tự nhiên: Oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa chủ yếu do sự khuyếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của thực vật

Hồ làm thoáng nhân tạo: Ở đây oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa sẽ được thực hiện bởi các thiết bị như bơm khí nén hoặc máy khuấy cơ học

  • Hồ kỵ khí

Hồ kỵ khí là hồ dùng để lắng và phân hủy cáu cặn. Phương pháp này thực hiện dựa vào cở sống và hoạt động của các thực vật kỵ khí.

Đặc điểm của loại hồ này là: Chuyên xử lý các loại nước thải công nghiệp, nước có hàm lượng các chất hữu cơ cao, CH4 và CO2 sẽ được giải phóng bởi các sinh vật kỵ khí

Hệ thống thực vật có trong hồ sinh học

Hệ động thực vật của hồ sinh học thường là các vi sinh vật, động vật nguyên sinh, tảo, rong, rêu,… Chúng có vai trò quan trọng trong việc ổn định chất lượng nước. Và dưới đây sẽ là 3 nhóm thực vật thủy sinh dùng để xử lý nước thải:

  • Nhóm thực vật thủy sinh ngập nước

Đặc điểm của nhóm thực vật này đó là sống ngập trong nước, mọi hoạt động cuãng như quang hợp hay trao đổi chất đều diễn ra hoàn toàn dưới nước. Chính vì vậy, chúng có thể sống dưới nước với độ sâu nhất định (50cm) – đây là độ sâu thích hợp nhất vì ở độ sâu này thực vật có thể quang hợp dễ dàng. Tuy nhiên, nhóm thực vật này sẽ làm đục nước, ngăn cản ánh sáng vào sâu trong nước.

  • Nhóm thực vật trôi nổi

Nhắc đến nhóm thực vật trôi nổi, chắc chắn phải nhắc đến đó là bèo. Phần thân của thực vật trôi nổi sẽ nổi trên mặt nước còn phần rễ sẽ nằm trong nước để lấy chất dinh dưỡng (rễ sẽ là rễ chùm). Chính vì có bộ rễ chùm nên nhóm thực vật này có khả năng xử lý các chất ô nhiễm rất cao.

  • Nhóm thực vật nửa ngập nước

Nhóm thực vật này có rễ bám vào đất nhưng phần thân sẽ nổi trên mặt nước. Phần rễ sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng có trong đất còn phần thân sẽ thực hiện quá trình quang hợp.

Email us

Zalo

0944171661