Dinh nghia bao cao moi truong
Định nghĩa báo cáo môi trường

Định nghĩa báo cáo môi trường

Định nghĩa báo cáo môi trường cho 2021 để DN có những thông tin hiễu rõ hơn về các thủ tục pháp lý cần thực hiện

  1. Giấy phép quản lý chất thải nguy hại là gì? Vai trò giấy phép quản lý chất thải?
  • Giấy phép QLCTNH là giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển và xủ lý CTNH.
  • Vai trò của giấy phép này là để có văn bản thông qua cho việc vận chuyển và xử lý CTNH
  1. Quan trắc chất lượng nước, không khí là gì?
  • Quan trắc chất lượng nước là quá trình theo dõi có hệ thống về chất lượng nước ở các môi trường như song, suối, ao, hồ nhằm cung cấp số liệu, diễn biến để có thể đánh giá đươc chất lượng môi trường nước trên quy mô khu vực để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, nghiên cứu đánh giá tác dộng đến nguồn nước từ đó có thể đưa ra các phương án giải pháp.
  • Quan trắc chất lượng không khí là quá trình theo dõi có hệ thống về chất lượng không khí ở môi trường xung quanh nhằm cung cấp số liệu, diễn biến để có thể đánh giá đươc chất lượng môi trường không khí trên quy mô khu vực đoểphục vụ cho việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, nghiên cứu đánh giá tác dộng đến môi trường không khí từ đó có thể đưa ra các phương án giải pháp.
  1. Phân biệt chủ nguồn thải, cơ sở phát sinh chất thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải, chủ hành nghề quản lý chất thải?
  • Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất,kinh doanh,dịch vụ có phát sinh CTNH (gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH)
  • Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT- BTNMT – Quản Lý CTNH
  • Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xử lý,tiêu hủy CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT- BTNMT – Quản Lý CTNH
  • Chủ hành nghề quản lý CTNH là tổ chức,cá nhân được cấp giấy phép hành nghề quản lý CTNH để thực hiện vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT- BTNMT – Quản Lý CTNH

Định nghĩa báo cáo môi trường

  1. Phân biệt chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp? Quản lý 2 loại chất thải này khác nhau chỗ nào?
  • Chất thải nguy hại là chất thải chứa nhiều yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
  • Chất thải công nghiệp là chất thải được thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp.
  • Do tính chất độc hại,ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nên việc quản lý CTNH phức tạp và cần có nhiều văn bản,giấy phép như đăng ký chủ nguồn thải CTNH, các loại giấy phép vận chuyển xử lý CTNH, đòi hỏi các đối tượng phải có trình độ chuyên môn,chứng chỉ…

          (theo quy định ở Điều 7,8,9 tại Thông tư 36/2015/TT- BTNMT – Quản Lý CTNH)

  1. Một công ty phải quản lý chất thải nguy hại như thế nào để đúng theo quy định?
  • Chủ nguồn thải CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 9 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
  • Bố trí khu vực lưu giữ CTNH, lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2(A) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
  • Thực hiện đúng các yêu cầu khi chuyển giao, sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao.
  • Lập và báo cáo quản lý CTNH hàng năm
  1. Doanh nghiệp phát sinh lượng nước thải bao nhiêu thì phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải?
  • Doanh nghiệp phát sinh lượng nước thải thì phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải ( Nếu không sẽ bị phạt theo Điểm e, Điều 28 – Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường)
  1. Căn cứ vào đâu để cơ quan chức năng thanh kiểm tra và xử phạt một doanh nghiệp?
  • Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc tổ chức hoạt động quan trắc do cơ quan có thẩm quyền chỉ định làm căn cứ để kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp theo quy định Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  1. Ban quản lý KCN, KCX là cơ quan gì? Hepza là cơ quan gì? Vai trò của các cơ quan này?
  • Ban quản lý KCN, KCX là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN, KCX trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
  • Hepza là ban quản lý các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Vai trò của các cơ quan này là quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hổ trợ khác có lien quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN và KCX theo quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
  1. Sắp xếp thứ tự thực hiện của các hồ sơ môi trường sau theo thứ tự thời gian (bắt đầu từ lúc doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động về sau này)

Trước khi đi vào hoạt động:

  • Đánh giá tác động môi trường
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường

Sau khi đi vào hoạt động:

  • Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
  • Giấy phép khai thác nước mặt
  • Sổ chủ nguồn thải CTNH
  • Hồ sơ nghiệm thu công trình HTXLNT
  • Chứng từ xử lý chất thải nguy hại
  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước
  • Biên bản thỏa thuận đấu nối xả thải vào cống chung TP HCM
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại
  • Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt, rác công nghiệp, CTNH

Để được tư vấn thêm Định nghĩa báo cáo môi trường Quý khách vui lòng liên hệ 0287.307.6678 .

Email us

Zalo

0944171661