Việc nắm rõ những quy định về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định hơn, hạn chế những rủi ro từ các hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Các quy định về báo cáo quan trắc môi trường định kỳ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và KCN
Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (tại khoản 4 Điều 33 tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP) bắt buộc phải thực hiện giám sát các thành phần môi trường bị ô nhiễm. Các thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong các quyết định xử phạt hành chính hoặc quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Trong chương trình quan trắc môi trường định kỳ kèm quyết định phê duyệt báo cáo đtm, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận phải điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của dự án, cơ sở, KCN. Để hoàn thành những mục tiêu này đòi hỏi dự án phải có giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu sản xuất, giấy phép xử lý CTNH hoặc cùng các văn bản xác nhận, điều chỉnh khác.
Ngoài ra việc phân tích mẫu chất thải phải do tổ chức có dịch vụ quan trắc môi trường có đủ năng lực và chuyên môn cao. Kết quả quan trắc do tổ chức giám định độc lập có giá trị pháp lý, kinh phí quan trắc do nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí của Sở TNMT. Trong trường hợp mẫu chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (căn cứ vào Nghị định 155/2016/NĐ-CP). Trên đây đều là những quy định về báo cáo quan trắc môi trường mà các đơn vị, cá nhân, tổ chức phải tìm hiểu và nắm rõ cách thức thực hiện.
Các quy định về nội dung lập báo cáo quan trắc
Khi tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, các cơ sở cá nhân, tổ chức trực tiếp theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến về các nguồn tiêu cực phát sinh của các cơ sở ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Thứ hai, lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động. Tần suất đo đạc, lấy mẫu tối thiểu 3 tháng/lần bao gồm các thông số như nước thải, khí thải, CTR, CTNH, tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu khác.
Trong quy định về báo cáo quan trắc có nêu rõ về nội dung đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số về nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh. Nếu tại khu vực đo đạc không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước thì tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng/lần.
Ngoài ra việc theo dõi và đo đạc thực trạng các yếu tố như xói mòn, trượt lở, lún, xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bồi lắng lòng sông, lòng suối, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn thì tần suất đo đạc phải phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Các quy định về tần suất lập báo cáo quan trắc
Căn cứ theo Thông tư 43 thì tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ thực hiện nhiều lần trên năm, cụ thể 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần. Ngoài ra, tần suất thực hiện báo cáo khác nhau tùy theo quy định về báo cáo quan trắc môi trường ở mỗi khu vực, địa phương quản lý tương ứng. Nhưng tần suất phổ biến nhất là 6 tháng/lần.
Cũng trong Thông tư 31/2016/TT-BTNMT có quy định về việc BVMT tại CCN, KCN, dịch vụ tập trung, khu kinh doanh, làng nghề và cơ sở kinh doanh thì tần suất lập báo cáo được thực hiện như sau:
Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 3 tháng/lần đối với các cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/lần đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 1 năm/lần đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng tại Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.