1. Nước mặt là gì?
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
2. Các phương pháp xử lý nước mặt phổ biến hiện nay
Phương pháp sinh học
Xử lý nguồn nước mặt làm nước cấp sinh hoạt là hệ thống dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải. Các vi sinh vật có trong nguồn nước mặt sẽ liên tục chuyển hóa thành các chất hữu cơ bằng cách duy nhất đó chính là tổng hợp thành tế bào mới. Các vi sinh vật có thể hấp thụ lượng lớn các chất hữu cơ qua các bề mặt tế bào. Khi đã hấp thụ xong nếu các chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào chất thì khả năng hấp thụ sẽ là không được thực hiện. Một phần chất hữu cơ hấp thụ sẽ được dành cho việc kiến tạo tế bào và một phần chất hữu cơ được oxy hóa để tạo năng lượng cung cấp cho việc tổng hợp.
Công nghệ MET
Công nghệ MET là hệ thống tượng trưng cho việc xử lý nước mặt làm nguồn nước sinh hoạt bằng phương pháp cơ học. Hệ thống không sử dụng bất kỳ loại hóa chất cũng như bất kỳ năng lượng nào trong quá trình vận hành. Cam kết nguồn nước đảm bảo ổn định trong vòng 2 năm và 50 năm nếu như khách hàng có nhu cầu ký hợp đồng. Ngoài ra hệ thống còn có ưu điểm là chi phí lắp đặt ban đầu khá rẻ, tuổi thọ hoạt động lên tới 20 năm. Có thể linh hoạt được khối lượng xử lý có thể áp dụng cho hộ gia đình và các doanh nghiệp.
Phương pháp hóa học
Sử dụng phèn để làm trong và có khả năng khử được màu của các nguồn nước có độ đục và độ màu cao. Sử dụng các tác nhân của oxy hóa, hóa học để khử các chất như là sắt, manga trong nước ngầm. Sử dụng chất clo và các hợp chất của clo để có thể khử trùng nước. Đối với một số phương pháp hóa lý khác hiện nay phổ biến là sử dụng các loại nhựa có khả năng trao đổi ion để làm mềm nước và khử được các chất khoáng có trong nước. Đối với quá trình lắng nước chính là giai đoạn làm sạch nước sơ bộ trước khi được đưa vào bể lọc. Quá trình lắng để tách khỏi nước những cặn bẩn lơ lửng hoặc các bông hình thành trong giai đoạn keo tụ và tạo bông.
Nhìn chung những phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Đối với phương pháp xử lý hóa học và sinh học thì người sử dụng cần phải có những kiến thức cụ thể để có thể ứng dụng trong khi vận hành hệ thống. Đối với phương pháp cơ học có những ưu điểm như là không sử dụng hóa chất, năng lượng nào trong quá trình vận hành, tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đặc biệt hệ thống xử lý không quá phức tạp giúp cho hệ thống hoạt động được hiệu quả. Chi phí vận hành của phương pháp hóa học và sinh này khá cao và có chi phí lắp đặt tốn kém hơn công nghệ MET.