Cac chi tieu, do dac quan trac khi thai cong nghiep
Các chỉ tiêu, đo đạc quan trắc khí thải công nghiệp

Các chỉ tiêu, đo đạc quan trắc khí thải công nghiệp

​​Quan trắc khí thải là một hoạt động cấp thiết để tham gia bảo vệ và cải thiện môi trường cũng như sức khỏe con người. 

Tần suất quan trắc khí thải công nghiệp

  • Tần suất quan trắc khí thải công nghiệp tối thiểu là 3 tháng/1 lần. Tần suất lấy mẫu không khí có thể thấp hơn như 6 tháng 1 lần hoặc một năm một lần nhưng cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt riêng.
  • Lấy mẫu quan trắc môi trường không khí ít nhất 3 lần/1 lần đo.

Thời gian quan trắc chất lượng không khí

  • Thời điểm lấy mẫu: mẫu không khí sẽ được khi cơ sở vẫn hoạt động sản xuất bình thường đạt mức tối thiểu 80% công suất tối đa. Đảm bảo cơ sở vận hành bình thường ổn định trong suốt thời gian tiến hành lấy mẫu.
  • Thời gian lấy mẫu được tính toán, xác định theo các yếu tố thông số, loại hình sản xuất của cơ sở. Theo nguyên liệu đầu vào, nồng độ cũng như độ chính xác của phép phân tích.

 Thông số quan trắc khí thải công nghiệp

Căn cứ vào mục tiêu thực hiện và loại hình sản xuất xung như nguồn thải mà các thông số đưa ra từ hệ thống quan trắc khí thải khác nhau:

  • Thông số môi trường cố định được đo, phân tích không khí tại hiện trường: nhiệt độ, vận tốc khí, lưu lượng, độ ẩm  và áp suất dòng khí bên trong ống khói.
  • Thông số nồng độ những chất ô nhiễm trong khí thải: bụi tổng PM, O2 dư, SO2, CO, NOx, H2S, COS, Pb, … Tổng các chất hữu cơ không gồm metan, Ba, HBR,  HF, hcl, Cl2,Sb, As, Be, … hợp chất hidrocacbon đa vòng thơm.
  • Thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề: được xác định dựa vào các thông số ô nhiễm quy định tại các văn bản và quy định hiện hành.

Cac chi tieu, do dac quan trac khi thai cong nghiep

Quy chuẩn so sánh

  • QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
  • QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

Các bước lập kế hoạch quan trắc khí thải

  • Căn  cứ  vào  chương  trình  quan  trắc  đã  thiết  kế,  tiến  hành  lập  kế  hoạch quan trắc bao gồm các nội dung công việc chính sau:
  • Danh sách nhân lực thực hiện  quan trắc  và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia
  • Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia/phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có)
  • Phương án quan trắc, quy trình thực hiện, các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu
  • Danh mục trang thiết bị quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, giới hạn phát hiện của thiết bị
  • Danh mục dụng cụ chứa mẫu, bảo quản mẫu, hoá chất, dung dịch bảo quản mẫu
  • Kế hoạch thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường
  • Phương tiện bảo hộ, an toàn lao động cho hoạt động quan trắc
  • Kinh phí thực hiện quan trắc

Email us

Zalo

0944171661