Phan biet bao cao quan trac moi truong va bao cao quan trac moi truong lao dong
Phân biệt báo cáo quan trắc môi trường và báo cáo quan trắc môi trường lao động

Phân biệt báo cáo quan trắc môi trường và báo cáo quan trắc môi trường lao động

Các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều phải hoàn thành các hồ sơ môi trường bắt buộc. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt báo cáo quan trắc môi trường và báo cáo quan trắc môi trường lao động.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, cơ sở vẫn đang nhầm tưởng quan trắc môi trường lao động (đo kiểm môi trường làm việc) là quan trắc môi trường định kỳ (giám sát môi trường định kỳ) và ngược lại. Ngoài ra, cũng có trường hợp nhầm việc quan trắc môi trường định kỳ bao gồm quan trắc môi trường lao động. 

Bên cạnh các chỉ tiêu quan trắc khác nhau thì quan trắc môi trường lao động và quan trắc môi trường định kỳ sẽ khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:

Quan trắc môi trường lao động

Đây là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc. Để từ đó có các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Phan biet bao cao quan trac moi truong va bao cao quan trac moi truong lao dong

Về quy định pháp luật: Quan trắc môi trường lao động, căn cứ vào: Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/216/NĐ-CP, Thông tư số 19/2016/TT-BYT

Về đối tượng thực hiện: tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động. Không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.

Tần suất quan trắc môi trường lao động: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quan trắc định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần.

Quan trắc môi trường định kỳ

Là thự hiện theo dõi, cập nhật thường xuyên về chất lượng môi trường. Cùng với vấn đề trọng tâm, trọng điểm hợp lý để phục vụ các hoạt động về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Quan trắc môi trường định kỳ căn cứ vào: Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định 18/2015/NĐ-CP theo chương V, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT. 

Về đối tượng thực hiện: Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc trên địa bàn tỉnh, chương trình quan trắc môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

Tần suất quan trắc môi trường xung quanh định kỳ: Đối với cơ sở quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì Tần suất quan trắc là 3 tháng/1 lần. Đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thì tần suất quan trắc là 6 tháng/ 1 lần.

Email us

Zalo

0944171661