26 chi tieu xet nghiem nuoc uong quan trong
26 chỉ tiêu xét nghiệm nước uống quan trọng

26 chỉ tiêu xét nghiệm nước uống quan trọng

Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống trực tiếp theo QCVN 06-1:2010/BYT Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nước uống là gì?

Nước uống là nước trực tiếp uống mà không qua đun nấu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo đúng Phụ lục II của QCVN06-1:1010/BYT do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các thuật ngữ khác:

Nước tinh khiết: nước được đi qua quá trình tinh lọc, các yếu tố có hại được loại bỏ qua từng cột lọc/ vật liệu lọc. bước cuối là thẩm thấu ngược thường sử dụng màng RO để lọc cái yếu tố có hại khác hặc vi khuẩn.

Nước cất: Nước được làm nóng và qua thiết bị chưng cất, bay hơi và ngưng tụ. Nhìn chung nước cất có thể loại bỏ các yếu tố gây hại có nhiệt độ sôi cao hơn nước như kim loại, tuy nhiên nó không loại bỏ được các yếu tố có nhiệt độ sôi thấp hơn nữa như: Amoni; hóa chất bảo vệ thực vật

Thực trạng nguồn nước uống hiện nay

Nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cho nên, việc kiểm tra nguồn nước tại gia đang là nhu cầu và việc làm cần thiết của mọi người. Bởi khi ta biết rõ những nguy hại của nguồn nước đang sử dụng, ta mới có cách khắc phục hiệu quả nhất – an toàn nhất và hợp lý nhất.

Cách duy nhất để có thể biết được tính chất nguồn nước đang sử dụng là phải thực hiện việc xét nghiệm nước uống. 

Hiện QCVN có cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm nước ăn uống trọn gói. Bao gồm: tư vấn tiêu chuẩn nước uống, xây dựng chỉ tiêu kiểm định, kỹ thuật tiến hành lấy mẫu kiểm định, kiểm nghiệm kết quả với thời gian nhanh chóng và chính xác, sử dụng các thiết bị ICP để phân tích chỉ kiêu kim loại và máy GCMS để phân tích các chỉ tiêu dung môi hữu cơ và hóa chất bảo vệ thực vật…Kết quả kiểm nghiệm tại QCVN được công nhận và có giá trị trong cả nước, theo ISO17025:2017; nghị định 107 và quyết định chỉ định của Cục An toàn Thực phẩm. Các chỉ tiêu QCVN chưa được công nhận được kết hợp thầu phụ là các trung tâm uy tín.

18 chi tieu xet nghiem nuoc uong quan trong

26 chỉ tiêu xét nghiệm nước uống

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 4)
1.     Stibi, mg/l 0,02 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 A
2.     Arsen, mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
3.     Bari, mg/l 0,7 ISO 11885:2007; AOAC 920.201 A
4.     Bor, mg/l 0,5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 A
5.     Bromat, mg/l 0,01 ISO 15061:2001 A
6.     Cadmi, mg/l 0,003 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15 A
7.     Clor, mg/l 5 ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 7393-3:1990 A
8.     Clorat, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
9.     Clorit, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
10.   Crom, mg/l 0,05 TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
11.   Đồng, mg/l 2 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40 A
12.   Cyanid, mg/l 0,07 TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002) A
13.   Fluorid, mg/l 1,5 TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007 A
14.   Chì, mg/l 0,01 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27 A
15.   Mangan, mg/l 0,4 TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
16.   Thủy ngân, mg/l 0,006 TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22 A
17.   Molybden, mg/l 0,07 TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
18.   Nickel, mg/l 0,07 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 A
19.   Nitrat 5), mg/l 50 TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-1:2007 A
20.   Nitrit 5), mg/l 3 TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-1:2007 A
21.   Selen, mg/l 0,01 TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A
22. Mức nhiễm xạ     B
– Hoạt độ phóng xạ a, Bq/l 0,5 ISO 9696:2007  
– Hoạt độ phóng xạ b, Bq/l 1 ISO 9697:2008  

4) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.

5) Tỷ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa: Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit £ 1.

Tên chỉ tiêu Kế hoạch lấy mẫu Giới hạn Phương pháp thử Phân loại chỉ tiêu 6)
n 7) c 8) m 9) M 10)
1.    Coliform tổng số 4 1 0 2 TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000, With Cor 1:2007) A
2.    Streptococci feacal 4 1 0 2 ISO 7899-2:2000 A
3.    Pseudomonas aeruginosa 4 1 0 2 ISO 16266:2006 A
4.    Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 4 1 0 2 TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) A

6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.

8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi là không đạt.

9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trị vượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sản phẩm có thể đạt và không đạt.


Hy vọng, những thông tin chỉ tiêu xét nghiệm nước uống trên đây sẽ giúp bạn biết được khi xét nghiệm nước uống, các chỉ tiêu cần có là gì.

Nếu bạn còn nhiều vấn đề thắc mắc, có thể liên hệ QCVN để được hỗ trợ ngay nhé!

Email us

Zalo

0944171661