Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho con người phát triển theo tỉ lệ thuận của kinh tế và đời sống. Chính vì vậy, các phòng khám nha khoa ra đời với nhiều loại quy mô để phục vụ nhu cầu của con người, nhất là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, các phòng khám hiện nay, nhất là quy mô nhỏ hầu như chưa đầu tư công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa.
Tại các thành phố lớn hoặc các tỉnh thành trên toàn quốc, muốn kinh doanh phòng khám nha khoa phải có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu. Nếu không có, các phòng khám này sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
Nguồn gốc và tính chất của nước thải tại phòng khám nha khoa
Nước thải của máy làm răng, phòng xét nghiệm: Đây là loại nước thải chứa nhiều máu, các hợp chất hữu cơ, hóa chất. Bên cạnh đó, nước thải loại này có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chất khử trùng cùng tẩy rửa.
Nước thải từ các hoạt động của nhân viên phòng khám và bệnh nhân: Loại nước thải này yêu cầu công nghệ xử lý nước thải tại phòng khám nha khoa có
quy chính khác. Bởi lẽ, nó chứa nhiều hợp chất lơ lửng, dầu mỡ phát sinh từ ăn uống, hợp chất hữu cơ hay các vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải phòng khám nha khoa chưa qua xử lý đều bị nhiễm vi sinh và mang những mầm bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, cần một hệ thống để xử lý triệt để nước thải nha khoa trước khi chúng được xả ra môi trường. Nếu nước chưa qua xử lý xả thẳng vào môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, trực tiếp nhất là khu dân cư sinh sống quanh phòng khám đó.
Các cách xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Hệ thống của công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa từ hầm tự hoại về bể thu gom, khu vực rửa dụng cụ, rửa tay đều chảy về bể thu gom nước thải. Tại bể này nước sẽ được bơm qua bể sinh học hiếu khí MBR, các công trình đơn của hệ thống xử lý. Chức năng của từng bộ phận trong công nghệ xử lý nước ở phòng khám nha khoa:
Bể thu gom
Nơi đây sẽ là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ bể chứa để hệ thống hoạt động liên tục. Nước thải dao động theo thời gian trong ngày và quá trình của hệ thống: nguồn thải và thời gian thải nước. Vì vậy, bể thu gom là một phần không thể thiếu trong các công trình đơn vị xử lý nước thải nào, nhất là với các cơ sở y tế.
Bể thu gom với nhiệm vụ chính điều hòa và trung chuyển nước thải đến bể hiếu khí MBR.
Bể hiếu khí MBR trong công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Sau khi nước thải được gom ở bể chứa, nước sẽ được bơm qua bể sinh học hiếu khí MBR. Bể này có tác dụng BOD, COD… Tác động của dòng chảy sẽ khiến các vi khuẩn hiện diện trong nước tồn tại ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí có thể phát triển sinh khố bằng cách lấy thức ăn là chất ô nhiễm.
Bể MBR bằng bùn hoạt tính lơ lửng, nó là yếu tố quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải phòng khám. Nó có dòng chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên. Các vi sinh vật hiếm khí sẽ tiếp nhận oxy, chuyển hóa nó thành thức ăn. Nó chỉ diễn ra nhanh ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Trong môi trường hiếu khí, vi sinh hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển và tăng sinh khối, từ đó có thể làm giảm lượng ô nhiễm trong nước thải tới mức thấp nhất.
Nước sạch sẽ thẩm thấu qua màng MBR và được hút ra bể nước sạch. Nước sau khi qua màng MBR loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh nên không cần khử trùng nước thải sau hệ thống xử lý.
Bể chứa nước sạch
Bể nhằm chứa nước sạch sau hệ thống xử lý nước thải, chảy ra ngoài và nó cùng nhằm mục đích tận dụng để rửa màng. Nước thải này phải đạt theo tiêu chuẩn của nước nguồn xả: QCVN 28 – 2010/BTNMT
Bể chứa bùn
Lượng bùn dư từ bể MBR được dẫn về bể chứa bùn trước khi đem thải bỏ định kỳ theo quy định của pháp luật. Phần nước sau khi tách bùn có chất lượng thấp sẽ được đưa tuần hoàn lại bể thu gom để quay lại quá trình xử lý.
Công nghệ xử lý nước thải phòng khám đa khoa giúp thải ra môi trường có thể loại bỏ các loại vi khuẩn. Nó không còn ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân xung quanh phòng khám.