Nguyen nhan khac phuc mot so chi tieu trong nuoc thai sinh hoat 2020
Nguyên nhân khắc phục một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt 2020

Nguyên nhân khắc phục một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt 2020

Amoni trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục?

Quá trình chuyển hóa Amoni trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được thực hiện tại bể sinh học hiếu khí:

+ Sản phẩm: NO2– và NO3– ( Quá trình Nitrat hóa)

+ Vi khuẩn tham gia quá trình Nitrat hóa: Notrosomonas & Nitrobacter

(Quá trình tự dưỡng: Năng lượng cho sự phát triển của Vi khuẩn được lấy từ hợp chất oxy hóa của Nitơ, chủ yếu là Amoni). Quá trình Nitrat hóa từ Nito amoni được chia thành 2 bước:

+ Bước 1: NH4+ + 1,5O2 -> NO2– + 2H+ + 2H2O

+ Bước 2: NO2– + 0,5O2 -> NO3–

Cùng với quá trình thu năng lượng, một lượng nhỏ ion amoni được đồng hóa vận chuyển vào các mô tế bào để tạo thành sinh khối mới theo phương trình sau: 4CO2 + HCO3– + NH4+ + H2O -> C5H7O2N + 5O2

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa:

+ Điều kiện hiếu khí (DO > 2 mg/L)

+ Có các chủng vi khuẩn Nitrat hóa

+ Lưu lượng nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 20%

+ Thành phần Amoni trong nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 10%

+ Trong nước thải không chứa chất gây ức chế sự phát triển của Vi sinh vật

+ Nhiệt độ môi trường không thấp.

–> Nguyên nhân hàm lượng Amoni cao: Do hiệu quả của quá trình Nitrat hóa kém.

–> Khắc phục: Đánh giá lại các yếu tố ảnh hưởng đến bể hiếu khí (DO, kiểm tra lại lượng khí cấp, máy thổi khí….)

Nguyen nhan va cach khac phuc mot so chi tieu trong nuoc thai sinh hoat

Tn trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nh n và cách khắc phục?

NO2- và NO3- hình thành từ quá trình Nitrat hóa sẽ được khử thành N2 nhờ quá trình Denitrification bằng các chủng Vi khuẩn khử Nitrit và Nitrat trong điều kiện môi trường thiếu oxi. Đây là vi khuẩn tự dưỡng, do đó trong quá trình chuyển hóa chúng cần sử dụng 1 lượng lớn Carbon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. N2 sau khi tách từ quá trình Denitrification sẽ thoát ra khỏi nước thải.

Quá trình De-nitrfication được thực hiện theo phương trình sau:

+ Khử Nitrat: NO3– + 1,08 CH3OH + H+ -> 0,065 C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O

+ Khử Nitrit: NO2– + 0,67 CH3OH + H+ -> 0,04 C5H7O2N + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Khử Nitơ:

+ Điều kiện thiếu khí (Thiếu oxy tự do)

+ Có chủng vi khuẩn thiếu khí khử Nitrat

+ Có đủ nguồn Carbon hữu cơ

+ Bể xử lý phải được xáo trộn đều để đảm bảo khả năng tiếp xúc giữa các chất ô nhiễm với vi khuẩn.

–> Nguyên nhân hàm lương Nitrat cao: Do hiệu quả của quá trình khử Nitrat kém

–> Khắc phục: Đánh giá lại các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử Nitrat

Coliform trong nước thải vượt tiêu chuẩn, nguyên nhân và cách khắc phục?

–> Nguyên nhân: Coliform trong nước thải sau xử lý cao là do hiệu quả của bể khử trùng thấp.

–> Khắc phục: Kiểm tra lượng Clo cấp cho bể khử trùng và bổ sung khi Clo đã hết hoặc điều chỉnh tăng giảm lượng Clo cho bể khử trùng cho phù hợp.

Ảnh hưởng của chất tẩy rửa đến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt?

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể hoạt động tốt với hàm lượng chất tẩy rửa có trong nước thải sinh hoạt thông thường như: tắm, giặt, lau nhà. Tuy nhiên khi hàm lượng chất tẩy rửa đưa vào hệ thống xử lý lớn hơn mức bình thường , chúng sẽ gây ức chế cho hệ VSV trong trạm xử lý, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của trạm Xử lý.

–> Khắc phục: Tách riêng và xử lý sơ bộ nguồn thải có hàm lượng chất tẩy rửa cao trc khi đưa vào trạm xử lý.

Email us

Zalo

0944171661