Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò… Tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành kéo sự gia tăng của nước thải chế biến thủy sản, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
1. Tác động của ngành chế biến thủy sản tới môi trường
Một số tác động đặc trưng của ngành chế biến thủy sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:
Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá…
Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt.
2. Nguồn phát sinh nước thải thủy sản
Lưu lượng chất thải và nồng độ chất trong chất thải từ chế biến thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào: (i) thành phần của nguyên liệu thô, (ii) chất phụ gia được sử dụng, (iii) nguồn nước sử dụng và (iv) các công đoạn trong quá trình sản xuất như sơ chế nguyên liệu, giết mổ, luộc, tẩm, hấp, vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng.
Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu là nước thải từ khâu rã đông (tan đá ướp), rửa nguyên liệu, thùng, bao bì đựng nguyên liệu. Tùy thuộc vào dạng nguyên liệu (tôm, cá, cá mực, bạch tuộc, cua, nghêu, sò), kích cỡ của nguyên liệu, thời gian bảo quản, mức độ sử dụng nước vệ sinh, nước thải có độ ô nhiễm khác nhau và biến động: BOD nằm trong khoảng 1000 – 10.000 mg/L, độ oxy hóa (CODMn) bằng khoảng 30 % của BOD [9]. Nước thải có độ ô nhiễm cao về hàm lượng cặn không tan, protein, dầu mỡ cá ở dạng phân tán và máu.
Nước thải từ quá trình luộc, hấp, tẩm ướp gia vị là quá trình tiếp theo qui trình sơ chế. Nước sau luộc chứa protein, chất béo, muối khoáng với hàm lượng cao. Nước thải thường được thu hồi để sản xuất bột cá (sấy khô cùng với bột cá).
Nước thải từ công đoạn giết mổ: làm vây, tách xương (phi lê), moi lòng, bỏ chân, càng, râu tôm, bóc vỏ có mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào sản phẩm chế biến: nước thải chế biến tôm, mực, bạch tuộc có mức độ ô nhiễm cao hơn so với chế biến cá đông lạnh.
3. Lưu lượng và tính chất nước thải ngành chế biến thủy sản
Trong quá trình chế biến thủy sản, sự khác biệt trong nguyên liệu thô và sản phẩm cuối liên quan đến sự khác nhau trong quá trình sản xuất, dẫn đến tiêu thụ nước khác nhau. Cùng tham khảo lượng nước sử dụng chế biến một số loại thủy hải sản:
- Cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm
- Tôm đông lạnh: 4-6 m3/tấn sản phẩm
- Surimi (Sản phẩm giả cua): 20-25 m3/tấn sản phẩm
- Thủy sản đông lạnh hỗn hợp: 4-6 m3/tấn sản phẩm
- Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản: Độ màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh, chất hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng…
- COD dao động trong khoảng 500 – 3000 mg/l, COD trong khoảng 300 – 2000 mg/l, Ni-tơ khá cao từ 50-200 mg/l. Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao vì trong đó có carbonhydrat, protein, lipid – đây là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Ngoài ra trong nước thải còn có dầu, photphat, nitrat, chất béo, các chất tẩy rửa…
- Hàm lượng chất rắn lửng lơ (SS) dao động từ 200 – 1000 mg/l, là do chứa các vụn thủy sản và các vụn này dễ lắng, ngoài ra còn chứa bùn, cát cuốn theo nước khi rửa, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh thiết bị nhà xưởng.
- Mùi hôi tanh, khí H2S, NH3 sinh ra do quá trình phân hủy mảnh vụn thủy sản trong nước thải hay quá trình phân hủy kị khí không hoàn toàn các hợp chất protid, axit beo khác. Mùi Cl2 sinh ra trong quá trình khử trùng.
- Độ màu: Màu của nước thải do chất thải sinh hoạt và máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến
- Các vi trùng gây bệnh