Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và nhu cầu hàng ngày của con người đều ít nhiều có tạo ra nước thải. Mỗi loại đều để lại nhiều tác hại cho con người và môi trường. Nội dung trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của độ kiềm trong xử lý nước thải và những thông tin cần phải biết xung quanh vấn đề này.
Tình hình xả nước thải hiện nay
Nước thải được phân chia rất nhiều loại, tùy theo từng mục đích sử dụng mà có những tên gọi khác nhau: Nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi. Mỗi loại đều mang theo bên mình ít nhiều tác hại gây hại cho con người và môi trường.
Theo thống kê của nhiều chuyên gia thì tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển và dịch bệnh ngày càng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu chính là bắt nguồn từ việc xả nước thải bừa bãi ra bên ngoài. Hơn nữa, chi phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải khá đắt. Không phải mọi khách hàng nào cũng có đủ điều kiện để lắp đặt dây chuyền xử lý này.
Định nghĩa độ kiềm trong phân tích nước thải
Độ kiềm là một phép đo dùng để tính toán các chất kiềm đang hòa tan trong nước. Hầu hết bất kỳ loại nước này cũng đều có độ kiềm, như nước sinh hoạt và nước thải đều có mặt. Hiện nay, độ kiềm có ba loại chính: bicarbonate, carbonate và hydroxide. Có thể nôm na khái niệm độ kiềm chính là nồng độ pH của nước lớn hơn giá trị 7. Chính vì thế mà độ kiềm và ph có sự liên quan mật thiết với nhau.
Chúng ta rất khó nhận biết được độ kiềm bằng mắt thường được. Để có thể xác định được độ kiềm thì chúng ta cần phải có mẫu nước để thử, dung dịch thử, hóa chất trung gian và dụng cụ để thử. Tùy theo từng nguồn nước cần xác định độ kiềm mà sử dụng các dung dịch và hóa chất thử khác nhau.
Ý nghĩa của độ kiềm trong xử lý nước thải
Ý nghĩa của độ kiềm trong xử lý nước thải rất quan trọng. Bởi nếu nồng độ vượt quá mức cho phép trong chỉ tiêu nước thải được thải ra bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng nguy trọng đến các mạch nước ngầm và cả hệ sinh thái tại sông hồ gần đó.
Với hệ sinh thái, độ kiềm tăng cao sẽ làm cho các loại thủy sinh như tôm cua, cá, tảo rong rêu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể gây chết sau thời gian ngắn hoặc xâm nhập vào cơ thể và hay gây hại cho con người nếu chúng ta vô tình ăn phải.
Với các mạch nước ngầm thì độ kiềm càng cao sẽ làm ảnh hưởng đến các vật dụng và sức khỏe con người khi sử dụng mỗi ngày. Chính vì thế mà chúng ta cần phải xử lý nước ngầm trước khi sử dụng để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn.
Việc kiểm soát tốt độ kiềm trong nước thải trước khi thải trực tiếp ra bên ngoài rất quan trọng. Bởi khi chất kiềm hòa lẫn chung với các tác nhân của tự nhiên như đá vôi, nước mưa, tạp chất sẽ gây nên rất nhiều tác hại mà chúng ta không thể nào lường trước được.