Chất rắn tổng cộng là chất rắn còn lại trong cốc sau khi bay hơi nước của mẫu và làm khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ xác định, bao gồm tổng hàm lượng các chất rắn lơ lửng (phần tổng lượng chất rắn còn lại trên giấy lọc) và hàm lượng chất rắn hòa tan (phần đi qua giấy lọc).
Chất rắn ổn định là phần còn lại của chất rắn tổng cộng, lơ lửng và hòa tan sau khi đốt ở thời gian xác định và nhiệt độ thích hợp.
Chất rắn bay hơi là trọng lượng mất sau khi đốt.
Việc xác định chất rắn ổn định và bay hơi không được phân biệt một cách rõ ràng giữa các chất vô cơ và hữu cơ, vì khối lượng mất đi sau khi đốt không phải chỉ là các chất hữu cơ, nó bao gồm cả khối lượng mất đi sau khi phân hủy hoặc do bay hơi của một vài loại muối vô cơ.
Mẫu đã khuấy trộn đều được làm bay hơi trong cốc đã cân và làm khô đến trọng lượng không đổi trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C. Độ tăng trọng lượng cốc chính là khối lượng chất rắn tổng cộng. Nếu tiếp tục nung cốc ở nhiệt độ 550 ± 50°C, thì độ tăng chính là trọng lượng của cốc sau khi nung so với trọng lượng cốc không ban đầu chính là hàm lượng chất rắn ổn định.
Mẫu đã khuấy trộn đều được lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh (đã xác định trọng lượng ban đầu), sau đó làm khô giấy lọc có cặn đến trọng lượng không đổi ở nhiệt độ 103 – 105°C. Độ tăng trọng lượng giấy lọc sau khi sấy là hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng.
Các trở ngại khi phân tích hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải
Loại phễu lọc, kích thước lỗ, độ rỗng, diện tích, độ dày của giấy lọc và tính chất của giấy lọc và tính chất vật lý của cặn, như: kích thước hạt, khối lượng các chất giữ lại trên giấy lọc là các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tích chất rắn hòa tan.
Nhiệt độ làm khô có vai trò quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến kết quả vì khối lượng mất đi do sự bay hơi các chất hữu cơ, nước liên kết, nước tinh thể và các khí từ việc phân hủy hóa học do gia nhiệt, cũng như trọng lượng thu được do oxy hóa, phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nung nóng.
Dụng cụ và thiết bị để phân tích hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải
- Cốc được làm từ các vật liệu sau: sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao
- Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50°C
- Bếp nung cách thủy
- Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau
- Tủ sấy có nhiệt độ 103 – 105°C
- Cân phân tích, chính xác đến 0,1mg
- Bộ lọc chân không
- Giấy lọc thủy tinh
Thí nghiệm phân tích hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải
Chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi
Chuẩn bị cốc: làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong vòng một giờ. Nếu xác định cả chất rắn bay hơi, nung cốc một giờ ở nhiệt độ 550 ± 50°C trong tủ nung. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân khối lượng a (mg)
+ Xác định chất rắn tổng cộng: chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn nằm giữa 2,5 – 200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã được xáo trộn đều vào cố cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong (trong một giờ). Cân bằng (mg)
+ Xác định chất rắn bay hơi: thực hiện các bước như phần xác định chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ nhiệt độ 550 ± 50°C. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân c (mg)
Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong một giờ. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d (mg).
Phân tích mẫu: lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cấn. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d(mg).
Tính toán hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải
Chất rắn tổng cộng (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)
Chất rắn bay hơi (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)
Chất rắn lơ lửng (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)