1. Hồ sơ môi trường của một Công ty bao gồm: Tư vấn môi trường
- Đánh giá tác động môi trường ĐTM/ Kế hoạch BVMT
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải Chất Thải Nguy Hại.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
- Giấy phép khai thác nước ngầm.
- Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm.
- Giấy phép xả thải.
- Báo cáo tình hình xả nước thải vào nguồn nước.
- Phiếu đo Môi trường lao động + Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động.
- Phí kê khai bảo vệ môi trường.
- Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp.
- Chứng từ thu gom rác thải nguy hại.
- Hồ sơ kiểm định an toàn: chống sét, xe nâng, cần trục, thang máy.
2. Doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014.
- Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP Ngày 13/05/2019.
- Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMTNgày 31 tháng 12 năm 2019.
Trước khi đi vào xây dựng dự án, các doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) Tư vấn môi trường
3. Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
3.1 Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường 1 lần/năm nộp về sở TN và MT (đối với những công ty làm ĐTM, kế hoạch BVMT cấp Sở) và phòng TNMT (đối với các công ty làm kế hoạch BVMT). Thời hạn nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
Đo đạc môi trường lao động 6 tháng/1 lần
3.2 Sổ đăng ký quản lý CTNH
Đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH:
Khi khối lượng CTNH phát sinh > 600 kg/năm
Hợp đồng thu gom CTNH:
+ Thu gom đủ số mã CTNH đã đăng ký
+ Tối đa 6 tháng 1 lần chuyển giao cho đơn vị thu gom
+ Chứng từ thu gom CTNH theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
+ Bàn giao CTNH cho đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH.
Hợp đồng thu gom phế liệu, CTR công nghiệp không nguy hại
+ Hóa đơn khi thu gom
+ Biên lai thu tiền thu gom CTR công nghiệp, phế liệu
Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt. Khi thu gom phải có
+ Hóa đơn
+ Biên lai thu tiền
Báo cáo quản lý CTNH tích hợp trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
+ Chứng từ liên năm bản gốc
+ Hợp đồng thu gom CTNH
+ Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt, phế liệu
+ Sổ chủ nguôn thải CTNH
3.3 Giấy phép khai thác nước ngầm
Sổ theo dõi lưu lượng nước khai thác hàng ngày.
Lắp đồng hồ, xây bệ bảo vệ.
Gia hạn trước khi giấy phép khai thác nước ngầm hết hạn 3 tháng
- Đối tượng thực hiện: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khai thác, sử dụng nước ngầm.
- Căn cứ pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 (Điều 44, Điều 52);
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (áp dụng trong khi chờ Nghị định mới hướng dẫn Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012);
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 18/04/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 24/06/2005 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (áp dụng trong khi chờ Thông tư mới hướng dẫn)
- Hồ sơ cần thiết
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường/Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ các hệ thống xử lý nước cấp (nếu có)
- Báo cáo thăm dò nước ngầm
- Hồ sơ lưu
- Giấy phép khai thác nước dưới đất
- Sổ theo dõi lưu lượng nước khai thác hàng ngày.
- Lắp đồng hồ, xây bệ bảo vệ.
- Báo cáo tình hình khai thác nước ngầm: theo quy định trong giấy phép khai thác nước
Phân tích mẫu nước 6 tháng/lần à làm báo cáo tình hình KTNN và gửi STNMT
Lưu ý: Gia hạn trước khi giấy phép khai thác nước ngầm hết hạn 3 tháng
3.4 Giấy phép xả thải
Lắp đồng hồ đo lưu lượng xả thải
Sổ theo dõi lưu lượng xả thải
Gia hạn giấy phép xả thải trước khi giấy phép cũ hết hạn 3 tháng
Phân tích mẫu nước 6 tháng/ lần à làm báo cáo tình hình xả thảià gửi sở TNMT.
- Đối tượng thực hiện
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có xả nước thải vào nguồn nước nằm ngoài Khu công nghiệp và có lưu lượng lớn hơn 5m3/ ngày.
- Căn cứ pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 (Điều 44, Điều 52);
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước(áp dụng trong khi chờ Nghị định mới hướng dẫn Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012);
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 18/04/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 24/06/2005 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (áp dụng trong khi chờ Thông tư mới hướng dẫn)
- Hồ sơ cần thiết
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường/Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Đánh giá tác động môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, cấp nước, thu gom và thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ các hệ thống xử lý nước thải
- Giấy phép đấu nối.
3.5 Tư vấn môi trường Kế hoạch vận hành thử nghiệm và Xác nhận hoàn thành ĐTM
Làm sau khi hoàn thành hết các công trình xử lý chất thải theo nội dung trong ĐTM à Gửi sở TNMT
- Đối tượng thực hiện
Các Dự án thuộc cột 4, Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019.
- Điều kiện
Để được vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Cơ sở thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn hiện hành
- Hồ sơ cần thiết
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá tác động môi trường
- Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải sinh rắn hoạt
- Văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
- Hồ sơ hoàn công kèm theo thuyết minh về quy trình vận hành các công trình BVMT
- Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải
- Tùy theo vị trí và đặc trưng ngành nghề, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
3.6 Hồ sơ Vệ sinh An toàn lao động – Tư vấn môi trường
1 năm làm 1 lần theo Nghị định 44 –
3.7 Kiểm định an toàn
- Xe nâng
- Chống sét
- Cần trục
3.8 Phiếu kê khai phí Bảo vệ Môi trường.
Dựa vào các chỉ tiêu phân tích trong kết quả phân tích nước thải. hàng năm phải báo cáo và nộp chi cục Bảo vệ Môi trường.
3.9 Các loại chất thải
- Nước thải: Phải tách riêng nước mưa, không để nước mưa chảy tràn vào Hệ thống xử lý nước thải. Xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008 hoặc QCVN 40:2011.
Chỉ xả ra môi trường khi đã xử lý và có giấy phép xả thải
- Khí thải: Xử lý đạt QCVN 19: 2009 và QCVN 20:2009 BTNMT cột B trước khi xả khí thải ra môi trường.
Phải có hệ thống quạt hút và đường ống thu gom.
- Chất thải nguy hại: Tập trung khu vực riêng: Trong sổ chủ nguồn thải có bao nhiêu loại chất thải thì có mấy nhiêu thiết bị chứa CTRNH.
+ Khu vực chứa CTNH
- Có mái che nắng che mưa, cao ráo, đảm bảo không bị ngập lụt, các bao bì đựng chất thải có pallet kê lên cao để tránh đổ ra nền;
- Sàn nhà chứa CTNH kín khít, không rạn nứt, được làm bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hoá học với CTNH;
- Sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng CTNH;
- Tường và vách ngăn nhà chưa CTNH được làm bằng vật liệu không cháy.
+ Bao bì lưu giữ chất thải nguy hại
- Toàn bộ bao bì chứa CTNH có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hoá học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải;
- Mỗi loại chất thải được phân loại và lưu trữ riêng biệt.
- Bên ngoài bao bì được dán nhãn ghi tên chất thải, mã số quản lý…. các loại chất thải một cách rõ ràng.
- Hợp đồng với đơn vị đơn vị có chức năng (đơn vị nào? Theo hợp đồng số mấy? ngày tháng năm nào?). Xuất chứng từ thu gom chất thải nguy hại.
- Không để lẫn với chất thải rắn, chất thải sinh hoạt.
Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt:
- Hợp đồng thu gom CTRSH, CTR công nghiệp với đơn vị có chức năng. (Hợp đồng với đơn vị nào? Theo hợp đồng số mấy? ngày tháng năm nào?
Ghi chú:
– Nếu công ty nằm trong KCN và đấu nối nước thải vào HTXLNTTT của KCN thì không cần làm giấy phép xả thải
– Nếu công ty xả nước thải ra sông, suối, kênh, rạch… thì không cần làm giấy phép đấu nối.
– Nếu công ty có giấy phép xả thải thì phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
– Nếu công ty có giấy phép khai thác nước thì phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
– Nếu công ty chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt thì áp dụng QCVN 14:2008/BNTMT làm tiêu chuẩn so sánh.
– Nếu công ty có phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất thì áp dụng QCVN 40:2011/BNTMT làm tiêu chuẩn so sánh
– Các ngành nghề như: y tế, nước thải dệt nhuộm, nước thải ngành giấy, chế biến thủy sản… thì áp dụng quy chuẩn riêng theo từng ngành nghề
Tư vấn môi trường cho Doanh nghiệp tại Bình Dương