Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa chi phí thấp nhất cần phải kiểm tra các yếu tố sau:
- Nhà thầu có kinh nghiệm, đưa ra quy trình tối ưu “Quy trình xử lý nước thải phòng khám đa khoa hiện đại nhất”
- Hệ thống vận hành đơn giản, không tốn hóa chất
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp, dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống
Nước thải của dự án phát sinh từ các nguồn sau: Các thành phần chính của nước thải phòng khám:
- Các chất hữu cơ (chất ô nhiễm hữu cơ);
- Các chất dinh dưỡng (các hợp chất của N, P);
- Các chất rắn lơ lửng (SS);
- Các vi khuẩn gây bệnh: Salmonella (Thương hàn), Vibrio cholerae (Tã), liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, virus đường tiêu hóa, kí sinh trùng, nấm…
- Các bệnh phẩm như: máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh.
- Nước thải sinh hoạt của nhân viên, bệnh nhân.
- Nước thải phát sinh từ phòng xét nghiệm.
- Các loại hóa chất độc hại trong điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Hai loại nước thải này được gộp chung vào bể tự hoại, trong bể tự hoại có quá trình xử lý kỵ khí và quá trình lắng cặn.
Nước thải phát sinh từ phòng xét nghiệm: Nước thải từ phòng xét nghiệm có chứa nhiều máu, hợp chất hữu cơ, hóa chất. Tính chất dòng thải này chứa nhiều nhiều hợp chất hữu cơ, dầu mỡ, các hợp chất Nito, photphos và đồng thời có nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải sinh hoạt : Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của nhân viên phòng khám và bệnh nhân .Tính chất dòng thải này chứa nhiều dầu mỡ, các chất lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, các hợp chất hữu cơ. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Bảng 1.1 Các thông số nồng độ chất ô nhiễm đối với nước thải phòng khám đa khoa
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Nồng độ chất ô nhiễm |
1 | COD | mg/l | 320 – 450 |
2 | BOD5 | mg/l | 200 – 300 |
3 | SS | mg/l | 120 – 180 |
4 | Tổng Nito | mg/l | 30 – 40 |
5 | Tổng P | mg/l | 8 – 10 |
6 | Tổng coliform | MPN/100ml | 4,6 x 104 |