Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật là tập hợp gồm nhiều vi sinh khác nhau mà ta không thể quan sát bằng mắt thường. Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi, trong đất, nước, không khí… Có hai nhóm vi sinh vật đó là vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại.
Nhóm vi sinh vật có lợi đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên như làm giàu chất hữu cơ trong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nó là các khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái. Nó đóng vai trò quyết định trong quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên. Và cũng đóng vai trò trong cuộc đời sống hàng ngày của con người chúng ta như: Chế vacxin phòng bệnh, muối chua, lên men thực phẩm và hiện nay nó được ứng dụng nhiều nhất trong quá trình xử lý nước thải, chế tạo phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không gây độc hại cho môi trường, bảo vệ mối cân bằng sinh thái.
Ngoài những vi sinh vật có lợi còn có những vi sinh vật gây hại như: các nhóm vi sinh vật gây bệnh cho người, động thực vật, làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, nhiễm khuẩn cho thực phẩm… Nhưng nếu nắm vững cơ sở sinh học của tất cả các quá trình có lợi hay có hại trên, ta sẽ đưa ra được những biện pháp khoa học để phát huy những mặt có lợi và hạn chế những mặt gây hại của vi sinh vật, đặc biệt là trong bảo vệ môi trường.
Vi sinh vật xử lý nước thải như thế nào?
Vi sinh xử lý nước thải có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ có trong nước tổng hợp thành tế bào nguyên sinh chất mới làm chất dinh dưỡng để sinh sống và phát triển. Vi sinh vật xử lý nước thải có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào của chúng. Sau quá trình hấp thụ các chất hữu cơ, nếu các chất này không được đồng hóa thành tế bào nguyên sinh chất mới thì tốc độ hấp thụ sẽ giảm tới 0. Những chất hữu cơ sau khi được hấp thụ một lượng nhất định được dành cho việc kiến tạo tế bào, lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.
Vi sinh vật được chia làm 2 nhóm dựa trên phương thức phát triển:
Nhóm vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp
Nhóm vi sinh vật tự dưỡng: Có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ: các loại vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt,…
Cùng với chế phẩm vi sinh xử lý nước thải người ta thường sử dụng bùn hoạt tính trong quá trình xử lý sinh học. Bùn hoạt giống như màng sinh vật là tập hợp nhiều loại vi sinh khác nhau được dùng trong phương pháp xử lý sinh học hiếu khí, vì nó có khả năng hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy.
Trong quá trình xử lý nước thải, người ta kết hợp hai phương pháp xử lý sinh học này với nhau để đạt được hiệu quả cao.