KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT (NƯỚC NGẦM)
-
Khái niệm khai thác nước:
Giấy phép khai thác nước dưới đất hay giấy phép khai thác nước ngầm là một loại giấy phép tài nguyên nước được cấp cho cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có hoạt động khai thác nước dưới đất nhằm quản lý, giám sát về lưu lượng, chế độ khai thác và là căn cứ để chủ giấy phép thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên nước khi khai thác tài nguyên.
-
Căn cứ quy định pháp luật về cấp giấy phép khai thác nước dưới đất:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước, ban hành ngày ngày 30 tháng 05 năm 2014;
- Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước, ban hành ngày ngày 26 tháng 12 năm 2018.
-
Đối tượng thực hiện xin giấy phép khai thác nước dưới đất (nước ngầm):
(Quy định tại điều 4, Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
- Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu khai thác, sử dụng nước dưới đất ( nước ngầm) cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phảo đăng ký khai thác nước dưới đất với quy mô khai thác lớn hơn 10 m3/ngày đêm.
- Trường hợp tổ chức các cá nhân khai thác nước dưới đất với quy mô không quá 10 m3/ngày đêm, tuy nhiên khu vực khai thác thuộc khu vực bị hạn chế khai thác do khu vực có mực nước suy giảm, có nguy cơ sụt lún, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nếu khai thác quá mức.
- Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước dưới đất (nước ngầm) mà chưa có giấy phép khai thác nước.
-
Hồ sơ xin Giấy phép khai thác nước dưới đất:
(Quy định tại khoản 1, điều 31, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)
- Đơn đề nghị cấp giấy phép: mẫu số 04, phần I, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT
- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên. (Mẫu số 25, phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
- Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác. (Mẫu số 26, phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động . (Mẫu số 27, phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
- Kết quả phân tích chất lượng nước không quấ 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
-
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép khai thác nước dưới đất:
Quy định tại điều 29 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
Thời hạn: Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 2 năm và tối đa là 5 năm quy định tại điều 21 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
-
Báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất định kỳ
(Sau khi được cấp giấy phép):
Khái niệm: Báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất định kỳ là báo cáo được lập định kỳ khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất và là hồ sơ cần thiết để được xin gia hạn giấy phép sau khi hết thời gian cấp phép.
Mục đích lập báo cáo: Báo cáo được gửi về cơ quan cấp phép sẽ nắm bắt được hiện trạng khai thác nước dưới đất tại địa phương, từ đó có kế hoạch kiểm tra, quản lý, điều chỉnh, đề xuất các quy hoạch vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nhằm hạn chế suy giảm, hạ thấp mực nước, ô nhiễm nguồn nước dưới đất, là nguy cơ dẫn đến sụt lún, sạt lở các công trình.
Báo cáo được lập dựa theo nội dung nào: Nội dung của báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất định kỳ được lập dựa vào những yêu cầu của đơn vị khai thác (chủ giấy phép) được thể hiện tại Điều 2 trong giấy phép khai thác nước dưới đất được cấp của mỗi chủ giấy phép.
Mẫu báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất: viết theo thông tư 27:2014/TT/BTNMT và thông tư 31:2018/TT/BTNMT cụ thể như sau: Mẫu 28 thông tư 27:2014/TT/BTNMT: Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép – Đây là mẫu báo cáo để xin gia hạn/ điều chỉnh giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất. Bảng biểu tổng hợp thông tin số liệu được sử dụng tại biểu Mẫu số 23 thông tư 31:2018/TT/BTNMT.
Lưu ý: Sử dụng Mẫu 27 thông tư 27:2014/TT/BTNMT: Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất – Đây là mẫu báo cáo để xin giấy phép khai thác nước dưới đất đối với trường hợp đã có công trình khai thác đang hoạt động.
Tần suất nộp báo cáo: Căn cứ theo yêu cầu đối với chủ giấy phép trong điều 2 trong giấy phép được cấp (tùy theo các địa phương khác nhau), chủ giấy phép sẽ lập báo cáo tình hình khai thác nước dưới đất định kỳ với tần suất 2 lần/năm (tháng 6 và tháng 12) hoặc 1 lần/năm (nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 12 hằng năm).
Nơi nộp báo cáo: Báo cáo sẽ được nộp về cơ quan thẩm định cấp giấy phép khai thác nước đối với quy mô lưu lượng khai thác khác nhau:
+ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường đối với Giấy phép khai thác nước do Uỷ ban nhân dân cấp Quận, Huyện cấp phép.
+ Sở Tài Nguyên và Môi Trường đối với Giấy phép khai thác nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố cấp phép.
+ Cục Quản lý Tài nguyên nước – Bộ Tài Nguyên và Môi trường đối với giấy phép khai thác nước do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép.
-
Gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất:
– Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày.
– Đến thời điểm đề nghị gia han, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.
Hồ sơ gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất: Quy định tại khoản 2, điều 31, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)