Quy trinh cong nghe xu ly nuoc thai khu chung cu
Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu chung cư

Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu chung cư

1. Quy trình xử lý nước thải

Các quy trình xử lý chính trong Trạm xử lý nước thải khu chung cư bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.

Bước 2: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).

Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.

Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng

Bước 5: Xử lý bùn thải: Bùn sinh ra từ bể lắng và bể lọc sinh học được bơm về bể ủ bùn, sau đó bùn được định kỳ hút bỏ. Lượng nước tách ra từ bùn được thu gom và bơm ngược lại bể gom và điều hòa

Quy trinh cong nghe xu ly nuoc thai khu chung cu

2. Công nghệ áp dụng

Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:

  • Xử lý thiếu khí:

nồng độ ôxy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3- HC + NO3- + vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới

  • Xử lý hiếu khí:

HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới

Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:

NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3- + H2O + sinh khối mới

Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3-

Việc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý vi sinh.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học; thành phần bã thải lớn; thành phần dinh dưỡng N, P cao; các chất kìm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.

Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:

  • Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong Bể Aerotank)
  • Quá trình lắng bùn (diễn ra trong Bể lắng)
  • Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại (diễn ra tại bể khử trùng)

Nước thải của nhà máy được tách làm 3 nguồn:

Nước thải xí tiểu: được thu gom và đưa về bể phốt trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải nhà bếp: được thu gom và đưa về bể tách mỡ để loại bớt dầu mỡ và các chất tẩy rửa trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải thoát sàn: được thu gom và tách rác trước khi đưa về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập trung.

– Bể điều hòa: Làm cân bằng sự dao động dòng và nồng độ nước thải. Đồng thời bể điều hòa có tác dụng như một bể yếm khí. Tại đây các vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí. Bọt khí khí sinh ra bám vào bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Nước thải từ bể điều hòa được đưa sang ngăn bơm để các bơm nước thải luân phiên hoạt động theo mức bơm trước khi vào các bể xử lý tiếp theo.

– Bể Anoxic: Có tác dụng phân hủy các hợp chất chứa N, P có trong nước thải sinh hoạt. Trong bể có lắp đặt máy khuấy chìm để khuấy trộn bùn liên tục, tăng hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng.

– Bể Aerotank: Giai đoạn xử lý hiếu khí Aerotank là công đoạn xử lý triệt để nước thải. Bể làm việc liên tục, khuấy trộn hoàn toàn. Hệ thống sục khí không chỉ có nhiệm vụ cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động mà còn có vai trò khuấy trộn dòng nước. Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn hoạt tính với nước thải thì trong bể được lắp đặt thêm lớp đệm vi sinh dạng gấp nếp, nước và khí qua đệm vi sinh đi theo đường zích zắc với góc nghiêng 60o. Với bề mặt nhám của đệm vi sinh khoảng 250m2/01m3 thì diện tích bề mặt và khả năng dính bám của vi sinh vật được phát huy tối đa.

– Bể lắng: Dùng để tách bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Việc tách chất rắn/lỏng xảy ra bởi trọng lực. Hỗn hợp bùn/nước trong bể Aerotank được dẫn sang bể lắng theo nguyên tắc tự chảy . Nước thải được đưa qua các tấm lắng Lamen; nhờ trọng lực của bông cặn, hỗn hợp thải được phân ly ra làm ba pha riêng biệt (pha bùn cặn, pha huyền phù, pha nước trong). Do đó, việc phân tách hoàn toàn thể rắn và nước trong ra hai pha tách biệt; các hạt huyền phù, bông cặn có tỷ trọng lớn sẽ dễ dàng lắng xuống dưới đáy. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của thiết bị lắng và tự động được bơm tuần hoàn trở lại bể Aerotank. Phần bùn dư được bơm định kỳ sang bể chứa bùn.

Thiết bị lọc áp lực: Có tác dụng loại bỏ các chất bẩn còn lại trong nước thải.

– Bể khử trùng: có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform có trong nước thải. Do đó để loại trừ khả năng lan truyền các vi sinh gây bệnh ra môi trường nước thải trong bể được châm Clo khử trùng trước khi thải ra môi trường.

Sau khử trùng nước đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường (QCVN14:2008/BTNMT cột A- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt).

– Bể chứa bùn: Bùn dư được phân hủy và chứa trong bể chứa bùn. Nước trong được quay trở lại bể điều hòa.

Để khử Nitơ hiệu quả, nước sau khi qua bể Aerotank, ½ lưu lượng này được tuần hoàn lại bể xử lý thiếu khí để đi hết chu trình thiếu khí → hiếu khí còn lại.

Để đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank luôn ổn định, một phần bùn từ ngăn lắng được tuần hoàn lại bể Aerotank, phần bùn dư xả về bể chứa bùn và được định kỳ hút xả bỏ.

Trước khi nước được bơm từ bể điều hòa lên bể anoxic, nước thải phải được kiểm soát pH chặt chẽ nhờ hệ thống theo dõi pH tự động, đảm bảo yêu cầu về độ pH vì pH quá thấp hay quá cao sẽ gây ức chế và chết hệ vi sinh vật.

4. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải công nghệ hoàn toàn mới – Công nghệ Oxy hóa bậc cao ER-OZONE 

Công nghệ ER-OZONE  tích hợp trong các model xử lý nước thải mini công suất xử lý 10m3/ ngày đêm. Đây là công nghệ hoàn toàn mới được do đội ngũ kỹ thuật viên tâm huyết với môi trường Việt – 

Ưu điểm của Công nghệ ER-OZONE 

  1. Không tốn diện tích lắp đặt, nhỏ gọn đóng gói toàn bộ thiết bị với kích thước như 1 cái tủ lạnh
  2. Xử lý triệt để các thông số gây ô nhiễm
  3. Giải quyết được các bài toán nhà hàng khách sạn nhỏ cần hệ thống xử lý đạt chuẩn có thể di chuyển đến bất cứ đâu khi kết thúc hợp đồng
  4. Không phải lo lắng hay suy nghĩ về việc nuôi cấy vi sinh và các sự cố tràn vi sinh xảy ra
  5. Phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là nhỏ lẻ 
  6. Công nghệ này là do chính người Việt – Công ty thực hiện, với mong muốn nguồn nước thải được tái chế, được sử dụng góp phần bảo vệ môi trường sống cho con người và thế hệ tương lai

Email us

Zalo

0944171661