Do đặc tính nước thải sinh hoạt thường có tỷ lệ BOD/COD ≥ 0.2 lần, nước thải có thể xử lý hiệu quả bằng vi sinh, vì vậy phương pháp xử lý phổ biến nhất hiện nay là xử lý bằng vi sinh, đây cũng được xem là phương pháp rẻ nhất. Phương pháp xử lý hóa lý có thể sẽ được bổ sung tùy thuộc vào giải pháp của từng nhà cung cấp và công nghệ sử dụng.
Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh thường được thực hiện theo công nghệ truyền thống hoặc công nghệ màng lọc, trong đó các nhà cung cấp giải pháp truyền thống tại Việt Nam vẫn chiếm số đông, lý do giải pháp đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào vi sinh và diện tích xây dựng của hệ xử lý, tuy nhiên chất lượng nước sau xử lý thường không ổn định nếu diện tích không đủ, chi phí xây dựng thường cao.
Dưới đây là danh sách một số công nghệ phổ biến được ứng dụng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt:
Công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS)
Bùn hoạt tính là phương pháp mà vi sinh vật trong nước thải bám vào các chất lơ lửng trong đó để cư trú, sinh sản, phát triển và các vi sinh này sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước làm thức ăn đồng thời phân hủy các chất hữu cơ làm tăng sinh khối và dần dần tạo thành các hạt bông bùn gọi là hoạt tính.
Chất lượng nước thải sau xử lý phụ thuộc vào độ lắng của bùn hoạt tính và kích thước của bể phản ứng.
Công nghệ AAO
Công nghệ xử lý nước thải AAO là quy trình xử lý sinh học liên tiếp ứng dụng nhiều hệ vi sinh khác nhau như hệ vi sinh vật yếm khí, thiếu khí, hiếu khí. AAO sử dụng vi sinh vật bám vào các chất lơ lửng để cư trú giống như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS) nhưng toàn diện hơn.
Công nghệ giá thể di động MBBR
Bản chất công nghệ MBBR là quá trình CAS/AAO/AO, bổ sung thêm giá thể di động. Giá thể di động giúp tăng diện tích bề mặt cho vi sinh dính bám, từ đó tăng đáng kể nồng độ MLSS. Nồng độ MLSS càng cao, diện tích yêu cầu để xây dựng hệ thống xử lý càng nhỏ.
Công nghệ màng lọc sinh học MBR
MBR là công nghệ tiên tiến sử dụng phương pháp sinh học kết hợp kỹ thuật tách sinh khối sử dụng loại màng MF/UF với kích thước lỗ màng từ 0,1 – 0,4 µm. Quá trình xử lý sinh học có thể được kết hợp từ các khâu kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí (AAO/AO) phụ thuộc vào yêu cầu xử lý hoặc quá trình xử lý các chất hữu cơ triệt để thông qua hai chất dinh dưỡng (N,P)