Cac phuong phap danh gia kha nang tiep nhan nuoc thai, suc chiu tai cua song
Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông

Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông

Phương pháp đánh giá trực tiếp

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông. Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.

Phương pháp đánh giá bằng mô hình

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm.

Thông số để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ gồm có COD, BOD5, amoni, nitrat, photphat… Ngoài ra còn phải căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, mục đích sử dụng nước, quy mô, tính chất nước thải, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, BVMT đối với từng đoạn sông, hồ thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải xem xét, quyết định cụ thể các thông số khác để đánh giá cho phù hợp.

Cac phuong phap danh gia kha nang tiep nhan nuoc thai, suc chiu tai cua song

Phương pháp đánh giá gián tiếp

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông.

Bộ TN&MT chịu trách nhiệm phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia. Theo đó, Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường tham mưu, giúp Bộ TN&MT tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu thải của các sông hồ là nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, lấy ý kiến của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ TN&MT xem xét quyết định phê duyệt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu thải của các sông hồ là nguồn nước nội tỉnh. Theo đó, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh, lấy ý kiến các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ; tổng hợp ý kiến, gửi Bộ TN&MT cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.

Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về BVMT, điều này được chứng minh từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam. Việc ban hành Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT là một yêu cầu cấp thiết và đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần tăng cường các biện pháp giám sát và thực thi nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng không tuân thủ các quy định trong việc xả nước thải ra các sông, hồ gây ô nhiễm môi trường.

Email us

Zalo

0944171661