Quy trinh xu ly nuoc thai nganh cong nghiep luyen kim, xi ma
Quy trình xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim, xi mạ

Quy trình xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim, xi mạ

1. Thành phần của nước thải ngành công nghiệp luyện kim, xi mạ

Qua kiểm tra chất lượng nước thải, nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải có chứa các thành phần cần xử lý như sau:

Dòng nước thải xi mạ: Thành phần ô nhiễm chủ yếu là Crom, Kẽm, dầu mỡ, COD. pH = 11 – 12.

Dòng nước thải tẩy rỉ: Thành phần ô nhiễm chủ yếu là sắt, dầu mỡ, COD. pH = 4 -5.

Dòng nước thải sinh hoạt: Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ.

Quy trinh xu ly nuoc thai nganh cong nghiep luyen kim, xi ma

2. Chất lượng nước thải ngành công nghiệp luyện kim, xi mạ sau khi xử lý

Chất lượng nước thải sau xử lý đạt theo quy chuẩn xả thải Việt Nam: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN 40 – 2011/BTNMT cột A

STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
A
1 pH 5.5 – 9
2 BOD5(200C) Mg/l 30
3 COD Mg/l 75
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/l 50
5 Tổng Nitơ Mg/l 20
6 Phosphat (PO43-) (tính theo P) Mg/l 4
7 Tổng coliforms MPN/100ml 3

Với mục tiêu xây dựng hệ thống hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường vừa đảm bảo tính mỹ quan của công trình so với các công trình xung quanh, và tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý. Vì vậy việc lựa chọn công nghệ hóa lý kết hợp, sinh học là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn.

3. Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp luyện kim, xi mạ

Phương pháp kết tủa hoá học: phương pháp này dựa trên phản ứng hoá học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách. Ở độ PH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi bằng phương pháp lắng.

Phương pháp trao đổi ion: Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng trong ion từ nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hyđrocacbon và các nhóm chất trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionnit.

Phương pháp điện hóa: Dựa trên cơ sở của quá trình oxi hoá khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi có dòng điện một chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước mà không cần cho thêm hoá chất, tuy nhiên thích hợp cho nước thải có nồng độ kim loại cao (>1 g/l).

Phương pháp sinh học: Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo,… với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và phải có đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phôtpho,…) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần có diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.

Phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông keo tụ: Phương pháp kết tủa này dựa trên nguyên tắc là độ hòa tan của kim loại trong dung dịch phụ thuộc vào độ pH. ở một giá trị pH nhất định nồng độ kim loại vượt quá nồng độ bão hòa thì sẽ bị kết tủa. Đối với một số kim loại tạo thành hydroxyt lưỡng tính như crom, nhôm , kẽm thì thực hiện quá trình kết tủa ở giá trị pH không cao.

Nước thải của ngành công nghiệp luyện kim ,gia công kim loại có chứa hàm lượng kim loại nặng cao trước tiên cần xử lý tại nguồn để thu hồi kim loại, tạo cơ hội tuần hoàn lại nước và giảm hàm lượng kim loại thải trong dòng thải trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung.

Do dòng thải chứa các chất độc như xyanua, fluor, phenol, sunfit…nên cần phân luồng dòng thải để xử lý từng dòng.Dòng thải chứa kim loại nặng thông thường được xử lý bằng phương pháp kết tủa hóa học.

Email us

Zalo

0918945839