1. Tại sao cần xử lý nước thải trong ngành xi mạ?
Một trong những lý do cần phải xử lý nước thải ngành xi mạ đó chính là trong thành phần nước thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như những kim loại nặng này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu không có quy trình xử lý nước thải xi mạ thì lượng nước thải này tích tụ lâu ngày rất dễ gây hại cho đường ống dẫn nước.
Thậm chí, một số trường hợp nước thải xi mạ còn có thể ăn mòn đường ống, làm cản trợ cho những người nông dân trong công tác nuôi trồng khác nhau. Theo một vài thông tin cho biết thì nước thải của ngành xi mạ tích tụ lâu ngày trong cơ thể chúng ta sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm về đường ruột và đường hô hấp rất khó chữa trị.
2. Thành phần của nước thải trong ngành xi mạ
Thành phần chủ yếu của nước thải xi mạ chính là kim loại nặng. Bên cạnh đó thì người ta cũng tìm thấy trong loại nước thải này còn có thêm muối vô cơ.
Những kim loại nặng được phát hiện nhiều nhất như đồng, kẽm, crom, niken… Đây đều là những kim loại rất khó phân hủy và tích tụ nhiều gây nguy hại cho những vật dụng xung quanh. Bên cạnh đó, nước thải ngành xi mạ còn chứa một số loại muối có thể gây hại như muối sunfat, muối cromat, muối amoni…
Những loại muối này nhìn chung có thể phản ứng hóa học với nhiều chất có trong môi trường tự nhiên để tạo thành những yếu tố quan trọng gây bệnh cho con người, vật nuôi.
3. Quy trình xử lý nước thải trong ngành xi mạ đạt chuẩn quốc gia
Dòng nước thải trong ngành sản xuất xi mạ được tách ra thành các dòng thải riêng biệt để xử lý theo từng tính chất của nguồn thải.
Dòng nước thải có chứa kim loại crom được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt cát, đất có kích thước lớn hơn 2mm trước khi đưa về hệ thống xử lý. Sau đó, nước thải xi mạ chứa kim loại crom được đưa về bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải trước khi được đưa về bể oxi hóa – khử để khử kim loại Cr6+ xuống thành Cr3+ ít độc hại hơn trước khi đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa crom.
Dòng nước thải có chứa kim loại niken được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt đất, cát có trong nước thải. Nước thải xi mạ chứa kim loại niken sau đó được đưa về bể điều hòa để ổn định nồng độ và lưu lượng nước thải. Sau đó, nước thải được đưa về bể keo tụ tạo bông để tạo bông cặn kết tủa niken.
Dòng nước thải có chứa Cyanua được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn trong nước thải rồi dẫn qua bể lắng cát để lắng các hạt đất cát có trong nước thải. Sau đó, nước thải xi mạ chứa cyanua được đưa vể bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải rồi dẫn về bể oxi hóa – khử để oxy hóa cyanua trong nước thải. Thường dùng các chất oxy hóa như: Clo, NaOCl, CaOCl2, thuốc tím KmnO4. H2O2 hoặc FeSO4. 7H2O để biến CN– thành một hợp chất canh berlin hay xanh pruxo không tan và không độc.
Dòng thải có chứa kim loại kẽm được dẫn qua song chắn rác để loại các rác thô có kích thước lớn trong nước thải rồi được dẫn qua bể lắng cát để lắng hạt cát có kích thước lớn hơn 2mm. Nước thải xi mạ chứa kim loại kẽm sau đó được đưa về bể điều hòa để ổn định lại nồng độ và lưu lượng nước thải rồi được đưa về bể keo tụ để tạo kết tủa kẽm.
Nước thải xi mạ sau khi ra khỏi bể keo tụ tạo bông được dẫn về bể lắng để lắng bông cặn kết tủa đã được hình thành dưới tác dụng của quá trình trọng lực. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau lắng theo máng thu nước chảy về bể trung hòa để điều chỉnh lại độ pH của nước thải trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.