Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ là yếu tố duy trì sự sống của con người mà còn là công cụ để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cũng như quản lý đất đai, Nhà Nước còn quản lý cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên nước trong khuôn khổ pháp luật. Những doanh nghiệp nào muốn sử dụng, khai thác nước mặt bắt buộc phải lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.
Khái niệm: Giấy phép khai thác nước mặt là hồ sơ pháp lý để các cơ quan chức năng có thể dựa vào đó để xem xét đánh giá và có biện pháp khắc phục. Đây là hồ sơ pháp lý giúp doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất mà không sợ bị vi phạm pháp luật óp phần bảo vệ môi trường, dự trữ được nguồn nước.
Căn cứ quy định pháp luật về cấp giấy phép khai thác nước mặt:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước, ban hành ngày ngày 30 tháng 05 năm 2014;
Đối tượng thực hiện xin giấy phép khai thác nước nước mặt:
- Các đối tượng kinh doanh, các cơ sở trong và ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt đều phải đăng ký khai thác nước mặt và không thuộc đối tượng được miễn theo điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
- Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước mặt hoặc có công trình khai thác nước mặt mà chưa có giấy phép khai thác nước mặt.
Hồ sơ xin Giấy phép khai thác nước mặt: Quy định tại khoản 1, điều 32, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt(mẫu số 05 phần I thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 29 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT); báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) (mẫu số 30 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
- Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép khai thác nước mặt: Quy định tại điều 29 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
Thời hạn: Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 5 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 3 năm và tối đa là 10 năm quy định tại điều 21 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
Mẫu báo cáo hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt: được thực hiện theo Mẫu số 31 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT. Nội dung, yêu cầu đối với báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt: thực hiện theo điều 10 của thông tư 31:2018/TT/BTNMT.
Gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:
+ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày
+ Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
+ Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng và nước mặt của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Hồ sơ gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt : Quy định tại khoản 2, điều 32, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
Quy trình lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
– Thu thập số liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ và khảo sát thực địa khu vực dự án.
– Thu thập và tổng hợp tài liệu về đặc điểm nguồn nước khu vực khai thác.
– Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và xác định tọa độ các điểm (khai thác, vị trí phân phối sử dụng nước tại dự án).
– Nghiên cứu, tính toán, thống kê lưu lượng nước cần khai thác để sử dụng tại dự án.
– Nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu để xác định phương thức khai thác, sử dụng nước.
– Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác.
– Hoàn thành các bản vẽ cần thiết.
– Tổng hợp số liệu và hoàn thành hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.
– Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xem xét phê duyệt theo quy định.
Thành phần, số lượng hồ sơ cần thiết để lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt (mẫu số 05 phần I thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
– Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 29 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT); báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) (mẫu số 30 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
– Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn cấp phép và thời gian gia hạn hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
– Thời gian cấp phép: Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
– Gia hạn giấy phép: Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày. Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;