1. Nước nhiễm sắt là gì?
Nước ngầm là loại nước rất dễ bị nhiễm sắt hay còn gọi là nhiễm phèn. Sắt chủ yếu hiện diện trong nước ở hai dạng: hòa tan và không hòa tan. Tuy nhiên sắt trong nước uống chủ yếu là không có màu vì nó đã ở dạng hòa tan hoàn toàn. Và khi nước nhiễm sắt tiếp xúc với không khí, nước sẽ bắt đầu chuyển sang đục và có màu nâu đỏ.
Sắt cơ bản không ảnh hưởng tới sức khỏe ở nồng độ thấp, thậm chí nó còn là một yếu tốt cần thiết cho sức khỏe, giúp vận chuyển oxy trong máu, điển hình là hầu hết nước máy ở Mỹ đều bổ sung khoảng 5% sắt. Nhưng nó được coi như chất gây ô nhiễm thứ cấp có thể dẫn đến ung thư và cũng gây mất thẩm mỹ cho nước. Hơn nữa chỉ cần một nồng độ sắt thấp khoảng 0,3 mg/l trong nước sẽ để lại các vết bẩn màu nâu đỏ trên quần áo và rất khó tẩy. Mặt khác khi nước này chảy qua các ống nước sẽ lắng cặn lại gây gỉ sét và tắc nghẽn trong đường ống.
2. Một số phương pháp xử lý nước nhiễm sắt
Phương pháp làm thoáng:
+ Làm thoáng: lấy oxy từ không khí để oxy hoá sắt và mangan hoá trị II hoà tan trong nước.
Dàn làm thoáng
+ Khử khí CO2 nâng cao pH của nước để đẩy nhanh quá trình oxy hoá và thuỷ phân sắt, mangan trong dây chuyền công nghệ khử sắt và mangan.
+ Làm giàu oxy để tăng thế oxy hoá khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hoà tan trong nước.
+ Clo hoá sơ bộ — Oxy hoá sắt và mangan hoà tan ở dạng các phức chất hữu cơ.
+ Loại trừ rong, rêu, tảo phát triển trên thành các bể trộn, tạo bông cặn và bể lắng, bể lọc.
+ Trung hoà lượng ammoniac dư, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy trên mặt lớp cát lọc.
+ Ổn định nước: khử tính xâm thực và tạo màng bảo vệ cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu mặt trong thành ống dẫn.
+ Giảm độ cứng nước: loại trừ các ion Ca2+, Mg2+ khỏi nước đến nồng độ yêu cầu.
+ Khử trùng và khử muối: diệt vi sinh gây bệnh, tách bớt muối hòa tan dưới dạng cation và anion trong nước.
+ Đối với việc xử lý nước áp dụng trong điều kiện sinh hoạt gia đình chúng ta có thể bỏ qua một số quy trình mà chất lượng nguồn nước sử dụng vẫn đảm bảo.
+ Quá trình khuấy trộn hoá chất: phân tán nhanh, đều phèn và các hoá chất khác vào nước cần xử lý.
+ Quá trình keo tụ phản ứng tạo bông cặn: tạo điều kiện và thực hiện quá trình dính kết các hạt cặn keo phân tán thành bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ của dòng nước.
+ Quá trình lắng: loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng được, làm giảm lượng vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh.
+ Quá trình lọc: loại trừ các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng, nhưng có khả năng kết dính lên bề mặt hạt lọc.
+ Hấp thụ và hấp phụ than hoạt tính: khử màu mùi vị cho nước (đây là phương pháp xử lý tăng cường nếu phương pháp xử lý thông thường không đáp ứng).
+ Flo hóa nước: nâng cao hàm lượng Flo trong nước lên 0,6 -0,9 mg/l nhằm bảo vệ men răng và xương cho người sử dụng nước.