Nhung nguyen nhan dan den o nhiem moi truong dat
Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất

Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất

Phân tích thành phần của đất để biết tính chất đất có bị ô nhiễm hay sử dụng cho các mục đích công nghiệp/ nông nghiệp…

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với hoạt động sản xuất của con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà nguồn tài nguyên này đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất, sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái.

Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đất:

1. Chất thải kim loại

Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải bao gồm: các loại bình điện có mức chất thải kim loại nặng cao nhất, sắt phế liệu,các chất thải mịn…

Bên cạnh đó, các kim loại độc hại có thể tồn tại trong lòng đất dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng hấp phụ và liên kết với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp (chelat).

Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể là từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác khoáng sản than. Nguồn ô nhiễm đất do các chất phóng xạ từ các phế thải của các cơ sở khai thác chất phóng xạ.

2. Chất thải khí

CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% CO là từ động cơ xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò bếp, núi lửa phun… CO được đưa vào cơ thể động vật, người. Chúng gây nguy hiểm bởi CO sẽ kết hợp với Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp.

phân tích thành phần của đất
phân tích thành phần của đất

3. Chất thải hoá học và hữu cơ

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất.

Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nước từ cống rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra các cơ sở sản xuất xi mạ, pin acquy… đã thải ra một lượng lớn kim loại nặng vào cống và chính những độc tố náyex đi vào môi trường nông nghiệp qua việc tưới nước cho cây trồng.

4. Hoạt động nông nghiệp

Con người sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

Ngoài ra, để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng. Song song đó, nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do sử dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì bị rửa trôi làm mất đi, phần còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất.

Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3-, cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong cây sẽ tồn lưu cao NO3- trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng.

Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa > 45 mg/l NO3-, không thể dùng làm nước uống.

Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3.

Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm cho môi trường đất chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất.

Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH4SO4, KCL, K2SO4, KNO3…) của các acid, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua.

Không những thế, ở những vùng nông thôn, người dân thường dùng phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ để bón cho cây trồng.

Và phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phân tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho người sử dụng.

Ngoài ra, các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng gia súc, gia cầm được nuôi từ thức ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước. Bởi trong thành phần của nó có nhiều khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…). Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá.

Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều acid hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2.

5. Ô nhiễm đất do dầu

Dầu và các chế phẩm từ dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì: chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng đủ làm cho đất thiếu không khí, quá trình trao đổi khí bị cắt đứt. Kết quả là các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất.

Bên cạnh đó, dầu là chất kị nước, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái.

Không những thế, khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thụ và trao đổi nữa. Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.

Để khắc phục ô nhiễm dầu trong đất có thể dùng những cách sau đây:

Cày xới lên và xử lý tầng đất ô nhiễm để nó tiếp xúc với không khí cho bay hơi và vi sinh vật phân huỷ . Xử lý đất bằng hoá chất. Bạn có thể trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu. Hoặc tạo cho đất có khả năng tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khí hoặc vi sinh vật, hoặc rửa trôi, chuyển hoá.

QCVN minh họa phân tích đất được thực hiện trong PTN

TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ PHƯƠNG PHÁP THỬ KẾT QUẢ
Đ01
1  pHH2O (dung dịch 1 : 5 trong nước) (*) TCVN 5979:2007 7,10
2 Độ dẫn điện (EC) (*) mS/cm TCVN 6650:2000 34,0
3 Tổng Kali  (*) % (m/m) TCVN 4053:1985 – (FES) <0,05
4 Magie (Mg) (*) mg/kg TCVN 8885:2011 – (ICP-AES) 140
5 Canxi (Ca) (*) mg/kg TCVN 8885:2011 – (ICP-AES) 716
6 Natri (Na) (*) % (m/m) AOAC 2016 (974.01) – (FES) <0,05(a)
7 Hàm lượng Sunphat (SO42-) tan trong nước(*) % (m/m) TCVN 6656 : 2000 <0,05
8 Tổng Photpho (*) % (m/m) TCVN 4052:1985 0,03
9 Tổng Nitơ (*) % (m/m) TCVN 4051:1985 0,05
10 Đồng (Cu) (*) mg/kg TCVN 6496:2009 – (F-AES) KPH

LOD = 7

11 Sắt (Fe) (*) mg/kg TCVN 8885:2011 – (ICP-AES) 4,4×103
12 Kẽm (Zn) (*) mg/kg TCVN 6496:2009 – (F-AAS) 9,0
13 Mangan (Mn) (*) mg/kg TCVN 6496:2009 – (F-AAS) 21,0
14 Bo (B) (*) mg/kg TCVN 10680:2015 8,42
15 Nhôm (Al) (*) % (m/m) TCVN 7131:2002 4,23
16 Hàm lượng chất hữu cơ (*) % (m/m) TCVN 4050:1985 0,79
17 Tỉ trọng (*) TCVN 4195:2012 2,37
18 Độ trữ ẩm toàn phần (*) % Phương pháp khối lượng kết hợp tính hút và trữ ẩm của đất 29,06
Ghi chú: (-): Không quy định; (–): Không đo đạc thử nghiệm; KPH: Không phát hiện; LOD: Giới hạn phát hiện.

(a) Giới hạn định lượng.

Thực hiện trên mẫu đã được làm khô tự nhiên trong không khí.
– Đ01: Mẫu đất giữa đường đi giữa hai nhà xưởng. – phân tích thành phần của đất

Liên hệ QCVN để phân tích thành phần của đất : 0945 825 839

Email us

Zalo

0944171661