6 cach don gian de kiem tra va nhan biet nuoc sinh hoat bi o nhiem
6 cách đơn giản để kiểm tra và nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

6 cách đơn giản để kiểm tra và nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

1. Nước sinh hoạt nhiễm Chì

Theo các bác sĩ thì tình trạng nhiễm độc chì không được biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, chí khi đi khám nghiệm máu thì mới biết được mình có bị nhiễm hay không. Vì vậy, mọi người sống trong những khu vực khu công nghiệp, khai khoáng nên thường xuyên đến bệnh viện để xét nghiệm máu để biết nồng độ chì trong máu và có cách chữa trị phù hợp.

Nhìn chung, nhiễm độc chì được chia thành 2 nhóm chính:

Nhiễm độc cấp tính: loại nhiễm độc này gây ra các hiện tượng nôn, hôn mê, co giật, hoặc thậm chí có thể tăng áp lực nội sọ, tổn thương não, nơ ron thần kinh. Đối với nhiễm độc cấp tính nên đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.

Nhiễm độc mãn tính: độc tố tích tụ dần trong cơ thể gây rồi loạn chức năng thần kinh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng tăng động, suy giảm nhận thức, giảm trí thông minh.

Trong trường hợp này, cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với nguồn nước hoặc vật liệu, môi trường bị nhiễm chì.

6 cach don gian de kiem tra va nhan biet nuoc sinh hoat bi o nhiem

2. Nước sinh hoạt nhiễm Asen

Không thể nhận biết được asen trong nước qua cảm quan. Kể cả nước trong và có cảm giác sạch vẫn có thể chứa chất độc này. Việc đun sôi và lọc vi trùng cũng không loại được asen, mangan và một số kim loại nặng khác.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho người sử dụng. Muốn biết chính xác nước nhà mình có an toàn cho ăn uống hay không, các hộ gia đình có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại Viện Công nghệ môi trường hoặc các Trung tâm công nghệ môi trường, hoặc các đơn vị phân tích.

Có rất nhiều nơi nguồn nước sinh hoạt nhiễm asen vượt quá tiêu chuẩn của bộ y tế đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, Asen là một chất độc nếu sử dụng nước sinh hoạt nhiễm asen lâu ngày sẽ gây ra căn bệnh ung thư nguy hiểm cho con người.

3. Nước sinh hoạt nhiễm Sắt

Nước nhiễm sắt có thể nhận biết bằng cảm quan: nước màu vàng đục, có mùi kim loại, nếm có vị chua chua,… hoặc bạn có thể sử dụng 2 cách nhận biết nước nhiễm sắt sau đây:

Thử bằng nhựa chuối. Phương pháp này khá đơn giản, Chỉ cần lấy ít nước vào nắp nhựa trắng và chặt bẹ chuối rồi nhỏ vào những giọt mủ, nếu nước ngả màu đậm thì biết nước sẽ nhiễm sắt. Cách làm này hầu như không tốn kém và có thể nhận biết kết quả ngay. Trên cơ sở nhận biết được nguồn nước có đủ tiêu chuẩn hay không, người dùng sẽ có cách sử dụng nước hoặc có cách lọc, làm sạch nước trước khi dùng.

Thử bằng nước chè: Hiện tượng nước giếng khoan tác dụng với nước chè thì ngay lập tức nước sẽ chuyển sang màu tím thẫm. Đấy là hiện tượng nguồn nước này đã và đang nhiễm chất sắt rất cao. Nguồn nước mà nhiễm chất sắt thì không có tác hại tới sức khoẻ con người. Biểu hiện thường thấy của nó chỉ là xuất hiện mùi tanh.

Nước nhiễm sắt làm ố vàng, đóng cặn và ăn mòn tất cả các dụng cụ đựng nước và dẫn nước cũng như các đồ vật gia dụng.

Gây ố vàng, khô ráp và mục, làm hỏng quần áo.

Nước nhiễm sắt thường chứa nhiều chất mang tính kiềm, nếu dùng để sinh hoạt và ăn uống làm khô da, phồng, tróc vảy và gây các bệnh về đường ruột, thậm chí ung thư.

4. Nước sinh hoạt nhiễm Amoni

Amoni trong nước vượt quá 20mg/l sẽ khiến cho nước có mùi khai giống như mùi nước tiểu. Dưới mức này, ta khó có thể nhận biết được nước nhiễm amoni vì màu sắc và mùi vị của nước nhiễm amoni gần như không đổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước nhiễm amoni để luộc thịt, quan sát sẽ thấy thịt luộc bằng nguồn nước này vẫn còn màu đỏ, trông như thịt luộc chưa chín.

Amoni là loại chất không độc, nhưng nếu nó có trong nước thì sẽ nhanh chóng kết hợp với các chất khác để chuyển thành một chất khác là Nitri. Khi Nitri đi vào dạ dày con người, dưới tác dụng của cơ số chất khác trong dạ dày, nó sẽ nhanh chóng làm chức năng khử và tẩy rửa dạ dày, đường ruột cũng như phá vỡ cấu trúc hồng cầu, cấu trúc da trở nên xanh xao cho dù hàm lượng của Nitri chỉ ở mức 0,01 mg/l nước.

5. Nước sinh hoạt nhiễm Mangan

Mangan là một kim loại màu trắng bạc, có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+). Nước nhiễm Mangan thường có những biểu hiện như nước có mùi tanh, đục, có màu vàng và thường tạo lớp cặn đen đóng bám vào thành và đáy dụng cụ chứa nước. Mangan tồn tại trong nước ở hàm lượng cao (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe người dùng.

Lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch, gây biến chứng xấu cho sức khỏe người dùng.

Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt. Lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường, dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Mangan đặc biệt có hại cho trẻ bởi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu mà Mn lại dễ dàng hấp thụ vào cơ thể trẻ nhỏ. Sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh sử dụng nguồn nước nhiễm Mn.

6. Nước sinh hoạt nhiễm Clo

Nước nhiễm canxi cảm quan khi nhìn rất trong, nước có vị ngang ngang, khó uống. Tuy nhiên khi đun nước sôi bạn sẽ thấy cặn trắng ở đáy ấm, nếu chứa nước trong phích bạn sẽ thấy các mảng bám ở trong lòng phích

Nếu như canxi được bổ sung ở dạng thực phẩm chức năng cơ thể có hấp thụ và đào thải ra bên ngoài được, có tác dụng tốt với cơ thể thì dùng nước nhiễm canxi cơ thể không thể hấp thụ lượng canxi thô này và thường lắng cặn ở thận, bàng quang gây ra các bệnh sỏi thận, sỏi mật…

Bên cạnh đó, những thiết bị sinh hoạt cũng giảm tuổi thọ, độ bền vì canxi bám lắng cản trở quá trình hoạt động của máy móc và hệ thống vòi rửa, mất thẩm mỹ. Trong sinh hoạt, nước nhiễm vôi khiến quần áo sau khi khô trở nên thô cứng, không tốt cho da, nhất là những gia đình có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Email us

Zalo

0918945839