1. Phân loại bãi chôn lấp

Mặc dù nhiều hệ thống phân loại bãi chôn lấp đã được đưa ra những năm qua, nhưng hệ thống phân loại do bang California đưa ra năm 1984 có lẽ là hệ thống phân loại thích hợp nhất. Theo hệ thống này, có 3 loại bãi chôn lấp sau được sử dụng:

  • I Chất thải nguy hại
  • II Chất thải theo quy định
  • III Chất thải rắn sinh hoạt (MSW)

Chất thải theo quy định (designated wastes) là các chất thải không nguy hại có thể giải phóng những thành phần có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước hoặc là những chất thải đã được DOHS (State Department of Health Service) cho phép.

Lưu ý rằng hệ thống phân loại này chú trọng đến bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm hơn là vấn đề phát tán khí bãi rác và chất lượng môi trường không khí.

Phan tich nuoc thai cua bai chon lap chat thai ran

2. Các loại bãi chôn lấp

Các loại bãi chôn lấp chính có thể phân loại như sau:

  • Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hỗn hợp
  • Bãi chôn lấp chất thải rắn đã nghiền
  • Bãi chôn lấp riêng biệt dành cho các chất thải đặc biệt hoặc chất thải theo quy định

a. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hỗn hợp

Hầu hết các bãi chôn lấp ở Mỹ được thiết kế để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Một lượng nhất định các chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và bùn từ trạm xử lý nước thải được phép đổ ở nhiều bãi chôn lấp thuộc nhóm III.

Bùn từ trạm xử lý nước thải chỉ được phép đổ ra bãi chôn lấp nếu đã tách nước để đạt nồng độ chất rắn từ 51% trở lên.

Ví dụ ở California, bùn đổ ở bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải đạt tỷ lệ khối lượng chất thải rắn: bùn là 5:1.

Trong hầu hết các trường hợp, đất được dùng làm vật liệu che phủ trung gian và che phủ cuối cùng.

Tuy nhiên, có những nơi như Florida và New Jersey, đất dùng làm vật liệu che phủ hàng ngày và che phủ cuối cùng rất hạn chế, những loại vật liệu khác như phân compost từ rác vườn và rác sinh hoạt, thảm cũ, bùn cống rãnh và xà bần,.. được dùng thay thế.

Để tăng thêm sức chứa của bãi chôn lấp, những bãi chôn lấp đã đóng cửa ở một số nơi đang được tái sử dụng bằng cách đào phần chất thải đã phân huỷ để thu hồi kim loại và sử dụng phần còn lại làm vật liệu che phủ hàng ngày cho chất thải mới.

Trong một số trường hợp, chất thải đã phân huỷ được đào lên, dự trữ và lắp đặt lớp lót đáy trước khi sử dụng lại bãi chôn lấp.

b. Bãi chôn những thành phần chất thải riêng biệt

Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt gọi là monofill (bãi chôn lấp đơn). Tro, amiăng và những chất thải tương tự, thường định nghĩa là chất thải theo quy định (designated wastes), được chôn ở những bãi chôn lấp riêng để tách biệt.

c. Bãi chôn lấp chất thải đã nghiền Phân tích nước thải của bãi chôn lấp

Một phương pháp khác đang được thử nghiệm ở nhiều tiểu bang của Mỹ là nghiền nhỏ rác trước khi đổ ra bãi chôn lấp.

Chất thải đã nghiền có thể tăng khối lượng riêng lên 35% so với chất thải chưa nghiền và không cần che phủ hàng ngày.

Các vấn đề về mùi, ruồi nhặng, chuột bọ và gió thổi bay rác không còn quan trọng nữa vì rác đã nghiền có thể nén chặt hơn và có bề mặt đồng nhất hơn, lượng đất che phủ giảm và một số loại vật liệu che phủ khác có thể khống chế được nước ngấm vào bãi chôn lấp trong quá trình vận hành.

Những điểm bất lợi chính của phương pháp này là cần có thiết bị nén rác và cũng cần phần bãi chôn thông thường để chôn lấp chất thải không nén được.

Phương pháp này có thể áp dụng được ở những nơi có chi phí chôn lấp cao, vật liệu che phủ không sẵn có và lượng mưa thấp hoặc tập trung theo mùa.

Rác đã nghiền cũng có thể sản xuất phân compost dùng làm lớp che phủ trung gian.

d. Các loại bãi chôn lấp khác Phân tích nước thải của bãi chôn lấp

Bên cạnh những bãi chôn lấp cổ điển đã mô tả, một số phương pháp chôn lấp đặc biệt đã được thiết kế tuỳ theo mục đích quản lý bãi chôn lấp như (1) bãi chôn lấp được thiết kế nhằm tăng tốc độ sinh khí, (2) bãi chôn lấp vận hành như những đơn vị xử lý chất thải rắn hợp nhất.

Bãi chôn lấp được thiết kế để tăng tốc độ sinh khí. Nếu lượng khí bãi rác sinh ra và thu hồi từ quá trình phân huỷ kỵ khí chất thải rắn được khống chế đạt cực đại, khi đó cần thiết kế bãi chôn lấp đặc biệt.

Chẳng hạn, tận dụng độ sâu, chất thải rắn đổ ở từng đơn nguyên riêng biệt không cần lớp che phủ trung gian và nước rò rỉ được tuần hoàn trở lại để tăng hiệu quả quá trình phân huỷ sinh học.

Điểm bất lợi của loại bãi chôn lấp này là lượng nước rò rỉ dư phải được xử lý.

Bãi chôn lấp đóng vai trò như những đơn vị xử lý chất thải rắn hợp nhất. Theo phương pháp này, các thành phần hữu cơ được tách riêng và đổ vào bãi chôn lấp riêng để có thể tăng tốc độ phân huỷ sinh học bằng cách tăng độ ẩm của rác sử dụng nước rò rỉ tuần hoàn, bổ sung bùn từ trạm xử lý nước thải hoặc phân động vật.

Rác đã bị phân huỷ dùng làm vật liệu che phủ cho những khu vực chôn lấp mới và đơn nguyên này lại được dùng cho loạt rác mới.

3. Vị trí chôn lấp chất thải rắn

Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi sản sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng dân cư này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội…

Cần lưu ý thêm là bãi chôn lấp rất hấp dẫn các loài chim muôn, mang nguy cơ tiềm tàng đối với máy bay thấp. Vì vậy, địa điểm các bãi chôn lấp cần phải xa các sân bay, là các nơi có các khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao.

Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý, nguồn phát sinh rác thải.

Điều này tuỳ thuộc vào bãi đất, điều kiện kinh tế, địa hình, xe cộ thu gom rác thải.

Đường xá đi đến nơi thu gom rác thải phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm. Tác động của việc mở rộng giao thông cũng cần được xem xét.

Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch các nguồn cấp nước sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến thực phẩm ít nhất là 1000 m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh.

4. Thành phần và tính chất khí sinh ra từ bãi chôn lấp

Khí bãi chôn lấp bao gồm nhiều khí tồn tại với lượng lớn (các khí chính/chủ yếu) vànhiều khí tồn tại với lượng rất nhỏ (gọi là khí vi lượng). Các khí chính sinh ra từquá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong CTRSH. Một số khí vi lượng, mặc dù tồn tại với lượng nhỏ có thể mang tính độc hại và nguy hiểm đối với sức khoẻ.

5. Thành phần các khí chủ yếu (phân tích nước thải của bãi chôn lấp)

Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp bao gồm NH3, CO2, CO, H2, H2S, CH4, N2 và O2. Khí methane và khí CO2 là các khí chính sinh ra từ quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong CTRSH. Nếu khí methane tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5-15% sẽ phát nổ. Do hàm lượng oxy tồn tại bên trong bãi rác ít nên khi nồng độ khí methane đạt đến ngưỡng tới hạn vẫn có ít khả năng gây nổ bãi chôn lấp. Tuy nhiên, nếu các khí trong bãi chôn lấp thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí, có khả năng hình thành hỗn hợp khí methane ở giới hạn gây nổ. Các khí này cũng tồn tại trong nước rò rỉ với nồng độ tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng trong pha khí khi tiếp xúc với nước rò rỉ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (NHẬP VÀO LINK ĐỂ TẢI VỀ)

TCVN7733_2007_904760 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7733:2007 VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

TCVN6696_2009_908759  CHẤT THẢI RẮN – BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH – YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

QCVN25_2009_BTNMT_901778  Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận